Xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2008 với 9 doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, đến nay, lĩnh vực fintech (công nghệ tài chính) đang phát triển mạnh mẽ. Nếu như năm 2016, số lượng công ty fintech là 40, chỉ 3 năm sau, con số đã là 154 đơn vị. Tổng số vốn đầu tư vào lĩnh vực này đạt khoảng 117 triệu USD.
Fintech Việt Nam bùng nổ
Tháng 6 vừa qua, Thủ tướng ban hành Quyết định 749 phê duyệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia với mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP và Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu thế giới về công nghệ thông tin.
Với sự hỗ trợ và tạo nền tảng của cơ quan quản lý, nhiều quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, vườn ươm khởi nghiệp đã xuất hiện. Báo cáo về thị trường fintech năm 2018 của EY cho thấy, Việt Nam đứng thứ 2 tại Đông Nam Á về số lượng các vườn ươm khởi nghiệp, đơn vị tăng tốc khởi nghiệp và các trung tâm nghiên cứu đổi mới. Cụ thể, Singapore dẫn đầu với 52 cơ sở, Việt Nam có 24 cơ sở.
Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á về số lượng vườn ươm khởi nghiệp. |
Các doanh nghiệp fintech có nhiều tiềm năng tại thị trường Việt Nam nhờ dân số trên 90 triệu dân, lực lượng lớn là những người trẻ tuổi, sử dụng điện thoại thông minh và nhạy bén với xu hướng mới. Cùng với đó, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng trưởng qua các năm, tầng lớp trung lưu ngày càng đông, kéo theo nhu cầu tiêu dùng, tích lũy, đầu tư và sử dụng bảo hiểm ngày càng tăng.
Chính vì vậy, vốn đầu tư đổ vào thị trường fintech của Việt Nam cũng có mức tăng trưởng rõ rệt. Theo thống kê của Asean Today, nếu năm 2018, Việt Nam chỉ chiếm 0,4% tổng vốn đầu tư fintech của ASEAN thì đến năm 2019, tỷ lệ này tăng lên 36%.
Sự cạnh tranh của thị trường fintech
Với sức hấp dẫn của thị trường, các doanh nghiệp fintech đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Sự cạnh tranh này không chỉ diễn ra giữa các startup với nhau, mà còn với các tổ chức tài chính lớn, đặc biệt khi nhiều thương hiệu trên thế giới bắt đầu nhảy vào Việt Nam.
Để tồn tại, có chỗ đứng và phát triển bền vững, ngoài một mô hình đúng, nền tảng công nghệ mạnh cùng vốn đầu tư đủ lớn, các doanh nghiệp fintech cần có chiến lược đặt khách hàng làm trọng tâm, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ thật sự có lợi cho khách hàng.
Trong số đó, có thể kể đến mô hình hoàn tiền (cashback), một dịch vụ bắt nguồn từ Mỹ, sang Anh rồi nổi lên tại Việt Nam vài năm gần đây. Với cashback, người mua hàng được hoàn lại một phần tiền khi mua sắm qua các ứng dụng, ví điên tử. Trong lĩnh vực ngân hàng, khách hàng tiêu dùng bằng thẻ tín dụng được hoàn lại một tỷ lệ phần trăm nhất định.
Hoạt động hoàn tiền cũng có thể được thực hiện trên ứng dụng Finhay. Số tiền hoàn lại này được tái đầu tư nhằm đem đến lợi nhuận cho người dùng. Theo đó, Finhay đóng vai trò là kênh trung gian kết nối người dùng với các sàn thương mại điện tử… Khi người dùng mua sắm qua link trên Finhay, họ được hoàn một phần tiền vào tài khoản Finhay theo giá trị đơn hàng.
Anh Nghiêm Xuân Huy - CEO và Founder Finhay. |
Finhay vốn được biết đến là nền tảng cung cấp các sản phẩm tài chính cá nhân như tích lũy - hưởng lãi cao không kỳ hạn, đầu tư - theo khẩu vị rủi ro (mua chứng chỉ quỹ) và sản phẩm bảo hiểm.
Trong lĩnh vực phức tạp như tài chính, ứng dụng Finhay được đánh giá là dễ sử dụng, diễn đạt các hoạt động tài chính bằng ngôn ngữ dễ hiểu. Đầu tư và tích lũy qua Finhay, khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận các sản phẩm tài chính số và quản lý tài sản, phù hợp với đối tượng khách hàng có số vốn vừa và nhỏ. Đây có thể coi là ví dụ tiêu biểu khi fintech tạo được dịch vụ thực sự có lợi cho khách hàng.
Anh Nghiêm Xuân Huy có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính. |
Trước khi thành lập Finhay, CEO Nghiêm Xuân Huy tốt nghiệp Đại học Sydney, là một trong 100 người Việt tại nước ngoài được Chính phủ kêu gọi về đóng góp cho đất nước qua Innovation Network Program. Ngoài ra, anh còn được Forbes bình chọn vào danh sách “Forbes 30 Under 30 Asia” năm 2020. Finhay được nhiều nhà đầu tư rót vốn như quỹ Insignia Venture Partners, Jeff Cruttenden - Cofounder Acorn và Công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt.
Bình luận