Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

FIFA sẽ dùng công nghệ 'mắt thần' giám sát trận đấu

Cú sút của Juan Mata chưa qua vạch vôi nhưng vẫn được công nhận trong trận Chelsea thắng Tottenham 5-1 ở bán kết cup FA sẽ hối thúc Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) sớm đưa công nghệ cao vào trong các trận đấu, chấm dứt những tranh cãi liên miên về vấn đề này.

FIFA sẽ dùng công nghệ 'mắt thần' giám sát trận đấu

Cú sút của Juan Mata chưa qua vạch vôi nhưng vẫn được công nhận trong trận Chelsea thắng Tottenham 5-1 ở bán kết cup FA sẽ hối thúc Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) sớm đưa công nghệ cao vào trong các trận đấu, chấm dứt những tranh cãi liên miên về vấn đề này.

>> CĐV nhà làm hoen ố hình ảnh Chelsea
>> 'Thảm sát' Tottenham, Chelsea gặp Liverpool ở chung kết FA Cup
>> Những 'bàn thắng ma' bị trọng tài cướp trắng

Bàn thắng gây tranh cãi của Mata đã mở ra một bước ngoặt lớn của trận đấu. Trọng tài Martin Atkinson đã công nhận bàn thắng dù bóng chưa qua vạch vôi. Bản thân ông sau trận đấu đã lên tiếng xin lỗi HLV Harry Redknapp của Tottenham, còn đội trưởng John Terry của Chelsea thì hối thúc FIFA nên sớm áp dụng công nghệ cao vào trong các trận đấu để chấm dứt những tranh cãi về việc công nhận bàn thắng trong những tình huống lộn xộn.

Bóng rõ ràng chưa qua vạch vôi nhưng trọng tài Martin Atkinson
vẫn công nhận bàn thắng cho Chelsea

Thực tế Hội đồng bóng đá quốc tế (International Football Association Board – IFAB), cơ quan chịu trách nhiệm ban hành luật bóng đá và hoạt động không chịu sự kiểm soát của FIFA (do yếu tố lịch sử) đã nghiên cứu kỹ bản đánh giá về quá trình thử nghiệm "ứng dụng công nghệ cao vào trận đấu" theo 8 cách thức khác nhau do chính FIFA triển khai, từ đó đi đến quyết định chọn cách thức nào vào "vòng thử nghiệm thứ 2" sẽ bắt đầu thực hiện vào cuối tháng tư.

Dự kiến sau trận chung kết EURO 2012 (2/7), IFAB sẽ tổ chức cuộc họp khác tại Kiev, thủ đô của Ukraine, một trong 2 nước chủ nhà của ngày hội bóng đá lớn nhất châu Âu nhằm đưa ra phán quyết chung cuộc: Có nên đưa công nghệ cao vào trận đấu và nếu đồng ý thì hình thức ra sao.

Hiện tại, 2 hình thức được IFAB xem xét là tốc độ và tính chính xác của hệ thống Eey-Hawk hoặc GoalRef trước khi áp dụng cho các trọng tài trong các trận đấu thời gian tới. Eey-Hawk (hay còn gọi là Mắt diều hâu) là một hệ thống theo dõi đường đi của quả bóng được áp dụng trong tennis và môn cricket. Còn GoalRef là hệ thống được phát triển bởi các công ty của Đức và Đan Mạch với hệ thống định vị được gắn vào quả bóng. Cả hai hệ thống này sẽ gửi tín hiệu trong vòng 1 giây đồng hồ đến trọng tài chính xem quả bóng đã qua vạch vôi hay chưa trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Việc các cầu thủ, đội bóng yêu cầu IFAB sửa luật áp dụng công nghệ cao vào bóng đá được dấy lên mạnh mẽ từ sau tình huống gây tranh cãi trong trận đấu giữa Đức và Anh tại World Cup 2010. Khi đó, Lampard đã có một cú sút bóng đi qua vạch vôi đến 0,5m nhưng trọng tài chính vẫn không công nhận bàn thắng.

Đưa "mắt thần" để xác định bàn thắng sẽ giúp các trận đấu trở nên công bằng hơn

Dự kiến nếu được đồng thông qua thì công nghệ cao sẽ được áp dụng chính thức tại giải VĐTG các CLB vào tháng 12 tới tại Nhật Bản. Còn tại EURO 2012 tới, các đội bóng vẫn trông chờ sự công bằng từ các trọng tài với việc có thêm 2 trọng tài đứng đằng sau khung thành của mỗi đội để xác định bóng đã qua vạch vôi hay chưa.

Nói thêm một chút về IFAB - cơ quan có quyền lực tối thượng của bóng đá thế giới. Tổ chức này được hình thành trước cả FIFA bao gồm 4 thành viên đến từ các quốc gia của Vương quốc Anh (Anh, xứ Wales, Scotland và Bắc Ailen). Khi FIFA ra đời năm 1904 họ buộc phải thừa nhận tổ chức này. Để đảm bảo tính công bằng về sau IFAB có thêm 4 thành viên từ FIFA (luôn có Chủ tịch và Tổng thư ký FIFA), mọi quyết định muốn được thông qua đều phải có ít nhất 6/8 thành viên đồng ý.

HOÀNG TÂM

Theo Infonet.vn 

HOÀNG TÂM

Theo Infonet.vn 

Bạn có thể quan tâm