Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

FBI trả hơn 15.000 USD để thuê bẻ khóa iPhone

Cục Điều tra Liên bang Mỹ đã trả cho Cellebrite, một công ty Israel số tiền không nhỏ để mở khóa iPhone 5C của nghi phạm Farook.

Theo Reuters, FBI thuê công ty Cellebrite của Israel bẻ khóa chiếc iPhone 5C của nghi phạm vụ xả súng tại San Bernardino. Tổng số tiền mà Cục Điều tra Liên bang Mỹ trả cho việc này là hơn 15.279 USD.

So tien FBI tra de hack iPhone anh 1
Hồ sơ cho thấy vụ ký kết giữa FBI và Cellebrite. Ảnh: BGR.

Theo hồ sơ lưu lại, FBI ký hợp đồng với Cellebrite vào 21/3, 1 ngày trước phiên tòa giữa cục điều tra liên bang Mỹ và Apple.

15.000 USD chỉ để mở khóa một chiếc iPhone là khá đắt, tuy nhiên, lợi ích của việc này là không thể phủ nhận. Chính phủ sẽ xem được những thông tin lưu trên chiếc iPhone của nghi can Farook. Đây là bước khởi đầu giúp FBI có thể truy cập dữ liệu trên các thiết bị Apple của các phạm nhân khác. Tuy nhiên, vẫn còn những nghi ngờ, Cellebrite không mở được những thiết bị mới nhất của Táo khuyết.

Phiên tòa giữa Apple và FBI dự kiến diễn ra vào 22/3. Tuy nhiên, trước đó 1 ngày, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ yêu cầu hoãn xét xử. Dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra sau 2 tuần tính từ ngày FBI phát hiện ra phương pháp bẻ khóa iPhone mà không cần sự trợ giúp của Apple.

Cuộc chiến FBI và Apple

Ngày 9/2, trong nỗ lực điều tra vụ thảm sát tại San Bernadino khiến 16 người chết, FBI tuyên bố họ không thể mở khóa chiếc iPhone 5C thu được tại hiện trường. Thiết bị này thuộc quyền sở hữu của một trong những thủ phạm, do đó nó chứa những thông tin quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quá trình phá án. Tuy vậy, các tính năng bảo mật phức tạp, bao gồm cả mã hóa dữ liệu người dùng trên iPhone 5C khiến FBI đau đầu.

Các dữ liệu backup trên iCloud từ thiết bị này không chứa những hoạt động online gần đây của thủ phạm, do đó, FBI yêu cầu Apple tạo ra một phiên bản iOS cho phép họ cài đặt và vận hành trên RAM của thiết bị nhằm vô hiệu hóa những tính năng bảo mật nhất định, phiên bản này được Apple gọi là "GovtOS".

Tuy nhiên, Apple từ chối yêu cầu này, nói rằng chính sách của họ quy định không bao giờ đụng chạm đến các tính năng bảo mật trên sản phẩm của mình. FBI phản hồi bằng việc đưa vụ án ra Tòa liên bang, trong nỗ lực ép buộc Apple lập trình và cung cấp GovtOS.

Sau nhiều phiên điều trần, vụ việc vẫn chưa ngã ngũ, đại diện các công ty công nghệ lớn như Google, Facebook đều lên tiếng bênh vực Apple trong lúc các nhà hành pháp và một bộ phận dư luận thể hiện quan điểm ngược lại.

Trong một diễn biến bất ngờ, sáng ngày 29/3, FBI tuyên bố họ đã thuê được một công ty bên thứ ba mở khóa chiếc iPhone vật chứng thành công, và đột ngột khép lại vụ việc.

Apple hứa tăng cường bảo mật sau khi FBI bẻ được khoá iPhone

Sau tuyên bố bẻ khóa thành công chiếc iPhone 5C vật chứng từ FBI, Apple đã nhanh chóng phản hồi về vụ kiện này.

Vì sao dân Mỹ sôi sục vụ Apple đấu FBI? Khác biệt trong thói quen sử dụng điện thoại khiến người dùng phương Tây quan tâm nhiều hơn đến dữ liệu, trong khi khách hàng phương Đông chủ yếu quý trọng chiếc điện thoại.

Vũ Hoàng Phong

Bạn có thể quan tâm