Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Fan đông không đảm bảo IPO Manchester United thành công

Lượng fan lớn của “Quỷ đỏ” không đồng nghĩa với sự sáng sủa trong giá cổ phiếu. Điều này thể hiện rõ trong các thương vụ IPO của Facebook, Google.

Fan đông không đảm bảo IPO Manchester United thành công

Lượng fan lớn của “Quỷ đỏ” không đồng nghĩa với sự sáng sủa trong giá cổ phiếu. Điều này thể hiện rõ trong các thương vụ IPO của Facebook, Google.

MU sắp IPO 100 triệu USD tại Mỹ

Cayman Island holding company – hãng đang sở hữu một trong những thương hiệu nhượng quyền thể thao lớn nhất thế giới vừa nộp hồ sơ IPO lên sàn chứng khoán New York. Trong hồ sơ, công ty tự miêu tả mình là một hãng sản xuất các nội dung quảng cáo với thương hiệu nổi tiếng và nhiều người dùng trung thành. Nói cách khác, hãng tự nhận mình là một doanh nghiệp truyền thông.

Động thái này được đánh giá nhằm mục đích biến việc đưa Manchester United tiến ra công chúng trở nên ít lạ lẫm hơn trong mắt các nhà đầu tư tại Mỹ (tại quốc gia này, hình thức sở hữu phổ biến đối với các CLB thể thao là tư nhân).

Danh tiếng của MU không đồng nghĩa với giá cổ phiếu cao

Trong tổng doanh thu gần 300 triệu USD của Manchester United năm 2011, 60% đến từ các kênh truyền thông cổ điển: Bán nội dung và quảng cáo đi kèm. Công ty thu về hơn 180 triệu USD nhờ việc bán bản quyền phát sóng các trận đấu và hơn 85 triệu USD từ bảo trợ doanh nghiệp. Các chương trình truyền thông mới cũng như mảng di động đóng góp 27 triệu USD. Nguồn thu còn lại tới từ bán vé (172 triệu USD) và các vật phẩm có gắn thương hiệu (48,6 triệu USD)

Tuy nhiên, tất cả các khoản doanh thu này đều tăng giảm hoàn toàn phụ thuộc vào thương hiệu Manchester United (thương hiệu này lại mạnh yếu phụ thuộc vào đội bóng chơi ra sao). Trong lịch sử, đội bóng đã chơi rất tốt và trở thành một trong những câu lạc bộ vĩ đại của thế giới. Nhưng những người hâm mộ đang phàn nàn rằng MU vô cùng lép vế trong cạnh tranh để mang về những ngôi sao có chất lượng.

Thực tế này là hệ quả của khoản nợ khổng lồ gây ra bởi gia đình Glazer tính từ khi những doanh nhân này mua đội bóng năm 2005. Số tiến thu được từ thương vụ IPO (được kỳ vọng là 100 triệu USD) sẽ được dùng để trả khoản nợ lên tới 657 triệu USD tính đến ngày 31/3/2012.

Nhà Glazer khiến MU chịu những khoản nợ nần khổng lồ

“Đây thực sự không phải là thứ thị trường ưa thích”, trích đánh giá của Giáo sư tài chính Reena Aggarwal từ Đại học Georgetown. Một điều khó khăn khác là giờ đây, MU giống với một đội bóng đầy nợ nần phải đối đầu với những “gã siêu giàu” - người chỉ quan tâm tới thắng lợi trước nhất, còn giá tiền của chiến thắng chỉ xếp vị trí thứ 2.

Trong bộ hồ sơ gửi lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), Manchester United nói rằng cuộc đua tranh giành giật các ngôi sao bóng đá ngày càng khốc liệt hơn khi các tỷ phủ dần xếp các đội bóng như một phần trong hồ sơ đầu tư cá nhân của mình. “Các khoản đầu tư mới đây của những ông chủ giàu có đã giúp các công ty bóng đá có sự hỗ trợ tài chính vững mạnh, giúp họ có thể mua về những cầu thủ đẳng cấp cũng như ban huấn luyện chuyên nghiệp. Điều này sau đó tác động rất nhiều tới việc nâng cao kết quả của đội bóng”.

Sự phụ thuộc vào một vài cầu thủ chủ chốt để đảm bảo thương hiệu cho đội bóng sẽ khiến Manchester United gặp rủi ro và có thể khiến cổ phiếu của hãng gặp nhiều biến động. Giáo sư Aggarwal nói: “Đây hoàn toàn không phải một hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ hay phân tán, mà cần sự tập trung rất cao”. Giống với Facebook hay Google, thương vụ IPO của Manchester United cũng sẽ tạo nên những cổ phiếu ưu đãi giúp người sở hữu có quyền biểu quyết cao hơn cổ đông thường. Dù công chúng có sở hữu một phần của MU thì Glazer vẫn là nhà điều hành chính của doanh nghiệp thể thao này.

Và cũng giống với Facebook hay những công ty truyền thông xã hội khác vừa trải qua IPO gần đây, Manchester United đang kêu gọi các nhà đầu tư với lời hứa sẽ tạo ra tiền từ 659 triệu người hâm mộ trên khắp thế giới. Facebook cũng từng “khoe khoang” trong hồ sơ IPO của mình rằng hãng có hơn 800 triệu người dùng nhưng tính tới nay, con số đó chẳng hề giúp họ nâng được giá cổ phiếu. Tình huống tương tự cũng xảy đến với Yelp, Zynga hay Google – có nền tảng lượng người dùng lớn chưa hứa hẹn được gì cho tình hình cổ phiếu khả quan. 

Sau khi IPO, giá cổ phiếu của nhiều hãng công nghệ có fan cực lớn như MU tụt dốc

 

Manchester United, Google, Facebook cùng những công ty khác đang có sức hút trên Internet chắc chắn không cùng hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh, nhưng họ lại có những điểm rất chung. Họ đều kinh doanh bằng bán quảng cáo, cùng đưa ra những sản phẩm nội dung, giải trí, dịch vụ nhằm thỏa mãn khách hàng. Với những nhà đầu tư có ý định đổ tiền vào, MU cần chứng tỏ rằng họ có thể duy trì sự quan tâm chú ý của mọi người một cách chắn chắn, không chỉ so với các đội bóng khác mà cả với những phương tiện giải trí, truyền thông xã hội đang phổ biến hiện nay như Facebook.

Hẳn các nhà đầu tư cũng muốn thấy cảnh những cổ động viên Manchester United phủ kín sắc đỏ trên khán đài. Giống với công ty truyền thông, các đội bóng cũng có nguồn thu chính từ việc “bán” những trải nghiệm tuyệt vời họ mang đến cho người xem, cũng như kinh doanh trên sự trung thành của họ với đội bóng. Giáo sư tài chính Aggarwal cho rằng các fan hâm mộ càng cuồng nhiệt và yêu mến đội bóng bao nhiêu, họ càng có xu hướng mua cổ phiếu của đội bấy nhiêu.

Tuy nhiên các “triều đại” trong thể thao thường hiếm khi kéo dài vĩnh cửu. Trong bóng đá cũng như tại thung lũng Sillicon, một đội nhóm nếu không thể theo kịp các đối thủ - họ sẽ nhanh chóng đánh mất lực lượng fan hâm mộ. Chỉ một cú đá trượt của Wayne Rooney cũng có thể khiến những người cầm cổ phiếu của MU lo lắng. Duy trì phong độ cao, tạo hình ảnh đẹp và mua về các cầu thủ ngôi sao,…đó là những việc  đội bóng thành Man đang cần cải thiện hơn bao giờ hết.

Theo CafeF/TTVN

Theo CafeF/TTVN

Bạn có thể quan tâm