Ngày 15/12, giám đốc nghiên cứu David Ginsberg của Facebook và nhà khoa học Moira Burke đã đăng tải blog về sự ảnh hưởng của mạng xã hội 2 tỷ thành viên này. Trong đó, họ đưa ra những câu hỏi về tác động của Facebook đối với tâm trạng người dùng.
Mạng xã hội có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực. Ảnh: CNBC. |
Cụ thể, các sinh viên của Đại học Michigan được phân chia ngẫu nhiên để đọc tin trên Facebook trong 10 phút đã có tâm trạng không tốt vào cuối ngày. Ngược lại, số sinh viên được giao nhiệm vụ đăng bài hoặc nói chuyện với bạn bè trên Facebook có tâm trạng tốt hơn nhiều.
Cũng theo nghiên cứu từ UC San Diego và Yale, những người dùng quan tâm nhiều đến các bài viết trên Facebook có tinh thần kém hơn số còn lại.
Nói cách khác, nếu người dùng đang sử dụng Facebook để lướt xem bảng cấp tin một cách vô thức hoặc bấm chuột vào các nội dung trên đó, họ sẽ rơi vào trạng thái hết sức tiêu cực.
Mặt khác, công ty đã hợp tác với Đại học Carnegie Mellon để tìm hiểu sâu hơn. Họ nhận thấy những người gửi/nhận tin nhắn và bình luận nhiều trên dòng thời gian có những cải thiện trong hỗ trợ xã hội, trầm cảm và sự cô đơn.
Tương tự như vậy, Facebook cho biết các sinh viên tại Cornell, người sử dụng mạng xã hội trong 5 phút khi xem hồ sơ của chính họ, đã tăng cường sự "tự nhận thức bản thân" và ngược lại.
Do đó, khi ta sử dụng Facebook để tương tác với nhau sẽ có ảnh hưởng tích cực hơn nếu chỉ lướt và đọc tin trên mạng xã hội này.
Thông tin trên blog nhằm đáp trả những lời chỉ trích từ cựu giám đốc Facebook Chamath Palihapitiya, người đã nói rằng các mạng xã hội như Facebook đang "bắt đầu làm xói mòn nền tảng xã hội của xã hội".
Palihapitiya đã xóa bỏ những nhận xét trên.