Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

F0 điều trị tại nhà quá nhiều, Nhật lo lắng vì thiếu máy đo và tạo oxy

Số bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà tăng vọt tại Nhật Bản, dẫn đến tình trạng báo động về thiếu hụt trang thiết bị y tế cần thiết như máy đo nồng độ và máy tạo oxy.

Tính đến ngày 18/8, Nhật có khoảng 127.000 bệnh nhân Covid-19 tự cách ly tại nhà, bao gồm những người ở khách sạn và đang chờ được nhập viện. Con số này lớn gấp 9 lần so với số ca bệnh cách ly tại nhà vào ngày 21/7 (14.000 ca), theo Nikkei Asia.

Chỉ riêng Tokyo, số ca cách ly tại nhà tăng từ 6.000 đến 34.000 trong cùng khoảng thời gian trên. Tuy nhiên, thành phố chỉ có khoảng 500 máy tạo oxy, và đang thỏa thuận mua thêm từ 5 nhà phân phối.

Nhu cầu thiết bị tăng cao

Nếu số ca mắc Covid-19 vẫn tăng trong khoảng thời gian sắp đến, Nhật sẽ thiếu hụt máy tạo oxy, bộ trưởng Y tế nước này cảnh báo.

Vào ngày 13/8, Bộ Y tế cùng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp đã gửi thông báo đến các nhà sản xuất máy tạo oxy về việc tăng cường công suất sản xuất.

"Số máy được sản xuất trong một tháng cần phải tăng đến hơn 1.000", theo một viên chức của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, nhiều người lo ngại về nguy cơ thiếu hụt máy đo nồng độ oxy, do các bệnh nhân là người chịu trách nhiệm trả lại.

Theo một viên chức, Tokyo có khoảng 75.000 máy đo nồng độ oxy. Tuy nhiên, số máy được trả lại hiện vẫn chưa rõ.

Tỉnh Osaka hiện có khoảng 17.000 máy đo nồng độ oxy tại các trung tâm y tế. Chính quyền địa phương đang bàn bạc với các nhà phân phối để thu mua 3.000-4.000 máy vào cuối tháng 8.

Vào ngày 21/8, tỉnh Kanagawa bãi bỏ chính sách mỗi người một máy đo nồng độ oxy, và giới hạn một máy cho mỗi hộ gia đình.

Trước đây, máy tạo oxy thường được dùng cho gần 200.000 người bị suy hô hấp mạn tính tại Nhật. Mỗi tháng, các nhà phân phối chỉ cung cấp khoảng 2.000-5.000 máy mỗi tháng.

Nhat thieu hut thiet bi y te anh 1

Các nhà sản xuất thiết bị y tế đang gặp khó khăn do thiếu hụt vật liệu bán dẫn. Ảnh: Bloomberg.

Các nhà sản xuất đang cố gắng nâng cao công suất sản xuất. Tuy nhiên, số đơn đặt hàng vẫn ngày càng tăng.

"Thật khó để đáp ứng được nhu cầu của mọi người", người đại diện công ty Teijin, một nhà sản xuất máy tạo oxy ở Nhật, nói.

Từ tháng 6, công ty Konica Minolta, chuyên về máy đo nồng độ oxy, đã tăng cường công suất sản xuất gấp 20 lần so với trước đại dịch Covid-19.

Công ty Omron nhận được gấp đôi số đơn hàng so với kế hoạch sản xuất ban đầu. Hiện tại, hàng tồn kho của công ty này đã được bán hết. Omron dự tính nâng cao sản lượng máy từ các cơ sở sản xuất theo hợp đồng vào tháng 9.

Tuy nhiên, sự thiếu hụt vật liệu bán dẫn gây khó khăn cho việc sản xuất máy tạo oxy và máy đo nồng độ oxy. Công ty Fukuda Denshin cho biết sự thiếu hụt này gây ảnh hưởng đến công suất sản xuất nhiều mặt hàng.

"Chúng tôi đang thiếu hơn 10 loại vật liệu bán dẫn, chủ yếu là các vi điều khiển", theo một người làm việc ở nhà máy sản xuất máy đo nồng độ oxy.

Vấn đề thiếu nhân lực

Tuy nhiều, việc tăng cường số máy tạo oxy không đồng nghĩa với việc chúng được sử dụng một cách hiệu quả.

Trước khi giao hoặc thu hồi máy tạo oxy, bệnh nhân cần được kiểm tra sức khỏe tổng quát. Số ca mắc Covid-19 tăng khiến lực lượng y tế Nhật Bản bị quá tải. Để có thể giao cho bệnh nhân máy tạo oxy mà không có bác sĩ giám sát, Nhật cần phải có một cơ chế nhằm đảm bảo bệnh nhận được lượng oxy vừa đủ.

Các trung tâm y tế ở Tokyo liên lạc với các bệnh nhân cách ly tại nhà ít nhất một lần mỗi ngày để hỏi về độ bão hòa oxy trong máu, cũng như thân nhiệt của họ. Nếu độ bão hòa thấp hơn 93%, bệnh nhân đó cần được nhập viện.

Nhat thieu hut thiet bi y te anh 2

Việc sử dụng máy tạo oxy cần sự giám sát của bác sĩ, để đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được đủ lượng oxy. Ảnh: Yo Inoue.

Tuy nhiên, số ca mắc Covid-19 ngày càng tăng khiến các bệnh viện không thể tiếp nhận thêm bệnh nhân. Vào ngày 23/8, Tokyo mở "trạm cung cấp oxy", đủ chỗ cho 130 bệnh nhân Covid-19 cần hỗ trợ khẩn cấp.

"Việc quản lý lượng oxy mà bệnh nhân tiếp nhận là một thủ thuật y khoa. Vì thế, chỉ các bác sĩ mới có thể sử dụng máy tạo oxy", theo một viên chức ở một trung tâm y tế. "Người bệnh phải liên lạc với một tổ chức y tế, hoặc các nhóm tương tự, để được khám tại nhà".

Tuy nhiên, ở Tokyo, hầu hết máy tạo oxy được giao cho các bệnh nhân, vì thế các nhân viên y tế bị thiếu hụt thiết bị. Một vài bác sĩ phải mang theo máy tạo oxy từ bệnh viện của mình khi đi thăm khám.

Mỹ phê duyệt vaccine đầu tiên, hàng loạt cơ quan hành động tức thì

Ngày 23/8 vừa qua, FDA đã phê duyệt hoàn toàn vaccine Pfizer-BioNTech khiến nhiều doanh nghiệp và trường học nhanh chóng bắt buộc nhân viên tiêm vaccine Covid-19.

Bang Georgia phải vứt bỏ hàng trăm nghìn liều vaccine Covid-19

Gần 700.000 nghìn liều vaccine ngừa Covid-19 phải bị vứt bỏ tại bang Georgia, Mỹ gần một năm qua do hết hạn, trong lúc người dân một số nước vẫn đang chờ được tiêm vaccine.

Thế Hào

Bạn có thể quan tâm