Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

F0 bán bún ốc tại Hà Nội có thể bị xử lý ra sao?

Theo luật sư, F0 bán bún ốc trong thời gian giãn cách có thể bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng hoặc xử lý hình sự nếu hành vi để lại hậu quả nghiêm trọng.

Ngày 3/9, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, Hà Nội, cho biết quận đã lập chốt, tạm phong tỏa ngách 32, ngõ 76 phố An Dương do phát hiện ca mắc Covid-19. Bệnh nhân tên M., kinh doanh bún ốc trên địa bàn quận.

Người này vẫn bán hàng online, tiếp xúc với nhiều người trước khi bị phát hiện mắc bệnh vào ngày 2/9.

Trong thời gian giãn cách, mặt hàng chị M. kinh doanh (bún ốc) có thuộc danh mục hàng hóa thiết yếu? Nếu không, người phụ nữ này có thể bị xử lý ra sao?

Luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch

Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được phép lưu thông khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng được quy định tại Phụ lục II, III và các mục từ 3 đến 8 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm 2010.

Theo danh mục này, bún ốc không phải mặt hàng thiết yếu. Do đó, việc chị M. bán bún ốc trong thời gian giãn cách xã hội là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy thuộc tính chất, hậu quả của hành vi, F0 này có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí xử lý hình sự.

Dưới góc độ hành chính, chị M. có thể bị xử phạt về hành vi Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch theo điểm a, Khoản 3, Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Khung hình phạt dành cho hành vi này là 10-20 triệu đồng với cá nhân và 20-40 triệu đồng với tổ chức vi phạm.

Dưới góc độ hình sự, Công văn 45/TANDTC-PC của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao quy định trường hợp chủ hoặc người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động để phòng chống dịch Covid-19 thì có thể bị xử lý về tội Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người theo Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015.

Trường hợp này, nếu hành vi bán hàng gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh; làm lây lan dịch bệnh cho người khác; làm chết người hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác từ 61% trở lên thì chị M. sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khung hình phạt dành cho tội danh này là phạt tiền 20-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 1-12 năm, tùy thuộc tình tiết định khung hành vi phạm tội.

Hà Nội phong tỏa khu vực có 4.000 người vì F0 bán đồ ăn

UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) tạm phong tỏa một khu vực có hàng nghìn dân để xét nghiệm sàng lọc.

Công ty bị xử lý ra sao nếu trong thực phẩm có chất cấm?

Theo luật sư, tùy thuộc tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, nhà sản xuất thực phẩm có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng hoặc phạt tù tối đa 20 năm.

Người điều chế thuốc điều trị Covid-19 giả đối diện hình phạt nào?

Theo luật sư, người sản xuất, buôn bán thuốc giả có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng hoặc đối diện mức án cao nhất là tử hình, tùy vào tình tiết định khung hành vi phạm tội.

Hoàng Linh

Bạn có thể quan tâm