Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

EVN sẽ thoái vốn tại hàng loạt công ty con

Trong năm 2019, EVN cho biết sẽ tiếp tục thoái vốn và cổ phần hóa tại nhiều doanh nghiệp. Với doanh nghiệp đã cổ phần hóa, EVN sẽ tiến hành các bước để niêm yết trên sàn HOSE.

Cụ thể, với Tổng công ty phát điện 1 (GENCO 1), EVN đang xây dựng phương án và tổ chức thoái một phần hoặc thoái toàn bộ vốn của GENCO 1 tại các công ty cổ phần. Các đơn vị sẽ thoái vốn là thủy điện Đa Nhim, Hàm Thuận, Đa Mi, Công ty phát triển điện lực Việt Nam, Nhiệt điện Quảng Ninh.

Dự kiến, GENCO 1 sẽ thoái toàn bộ vốn tại các công ty cổ phần trong năm 2019.

EVN cũng sẽ chuyển nhượng vốn tại 3 công ty cổ phần là: Công ty tài chính cổ phần điện lực, Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh và Công ty cổ phần phong điện Thuận Bình.

evn thoai von o cong ty con anh 1
Các công ty phát điện đang được đẩy nhanh cổ phần hóa. Ảnh: L. H.

EVN cũng chuyển nhượng vốn tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 3, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 4 và hoàn thành trong năm nay.

Tập đoàn cũng giao Tổng công ty phát điện 1 (GENCO 1) báo cáo tình hình hoạt động của Công ty cổ phần EVN quốc tế. Trong báo cáo cần đánh giá hiệu quả và đề xuất phương án tiếp tục giữ vốn đã đầu tư hoặc thoái vốn.

GENCO 1 cũng phải báo cáo và đề xuất tương tự với Công ty TNHH Hạ Sê San 2 trước tháng 6 tới.

Cũng trong năm 2019, với Tổng công ty phát điện 3 (GENCO 3) đã hoàn thành cổ phần hóa từ 1/10/2018, EVN sẽ từng bước giảm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu xuống 3 lần. Doanh nghiệp cũng hoàn thành công tác quyết toán chi phí và bàn giao vốn, tài sản sang công ty cổ phần. Từ đó chuẩn bị để GENCO 3 được niêm yết trên sàn HOSE trong năm 2019.

EVN sẽ lập kế hoạch để giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần xuống dưới mức chi phối, sau đó trình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước xem xét thông qua.

Theo EVN, còn một số hạn chế, khó khăn vướng mắc trong nội dung cổ phần hóa như phê duyệt phương án sử dụng đất, xác định tài sản loại ra, xử lý tài chính, công bố giá trị doanh nghiệp, lựa chọn tư vấn… Những hoạt động này kéo dài làm ảnh hưởng tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn. Ngoài ra, việc tìm kiếm và thu hút các nhà đầu tư còn khó khăn, chưa có quy định và hướng dẫn thực hiện.

Trước đó, đến hết năm 2018, EVN đã hoàn thành thoái toàn bộ vốn tại Công ty cổ phần cơ điện Thủ Đức, thu về 77,51 tỷ đồng và thặng dư vốn 31,56 tỷ đồng.

Tập đoàn cũng tiếp tục thực hiện các thủ tục thoái vốn tại Công ty EVNFinance (7,5% vốn điều lệ), Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh, Công ty cổ phần Phong điện Thuận Bình, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3 và 4.


EVN lên tiếng về tiền điện tăng và khoản 42.000 tỷ gửi ngân hàng

EVN giải thích nhiều lý do dẫn đến tăng tiền điện, trong đó một số khách hàng đã tiêu thụ gấp đôi tháng trước. Khoản 42.000 tỷ tại ngân hàng là tổng hợp từ nhiều đơn vị khác nhau.

Trần Nguyễn

Bạn có thể quan tâm