Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

EVN đã thoái vốn được bao nhiêu?

EVN hiện đã thoái vốn gần hết tại Ngân hàng An Bình và hoàn thành việc thoái vốn tại Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVN Finance).

Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố một số nhiệm vụ, công tác sẽ triển khai trong tháng 11/2015.

Cụ thể, đối với phương án tái cơ cấu, EVN sẽ tiếp tục thực hiện thoái phần vốn còn lại tại Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) và hoàn thiện các thủ tục để tổ chức đấu giá công khai cổ phần tại CTCP Bảo hiểm toàn cầu (GIC).

Đối với ngân hàng An Bình, sáng ngày 14/10/2015, EVN và EVN Hà Nội đã tổ chức bán đấu giá công khai 81,5 triệu cổ phần tại ngân hàng ABBank.

Phiên đấu giá thu hút sự tham gia của 6 nhà đầu tư, trong đó 5 nhà đầu tư cá nhân mua tổng cộng 40 triệu cổ phần, 1 nhà đầu tư tổ chức đăng ký mua 1.000 cổ phần.

Tổng khối lượng cổ phần đăng ký mua 40.001.000 cổ phần – chỉ chiếm hơn 49% tổng số cổ phần chào bán.

Theo đó, toàn bộ 6 nhà đầu tư đã mua thành công số cổ phần đăng ký với giá đấu thành công trung bình khoảng 10.000 đồng/cổ phần. Giá đấu cao nhất là 10.100 đồng/cổ phần.

EVN và EVN Hà Nội thu về tổng cộng 400,01 tỷ đồng từ phiên đấu giá trên. Ngoài ra, vẫn còn tổng cộng 41.586.990 cổ phần ABB chưa được đấu giá thành công. Với việc chỉ bán được hơn 40 triệu cổ phần, EVN chỉ còn nắm giữ 8% vốn của ABBank.

Trong thông cáo phát đi ngày 9/11, Tập đoàn Điện lực Quốc gia cho biết đã hoàn thành việc thoái vốn tại Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVN Finance) giảm xuống còn 15% vốn điều lệ của EVN Finance theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

Về tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. Cụ thể là các dự án nguồn điện, trong tháng 10/2015 đã hạ thành công rotor tổ máy 1 Thủy điện Lai Châu, công trường đang thi công bám sát tiến độ phát điện tổ máy 1 vào tháng 12/2015.

EVN đã thoái vốn được bao nhiêu?

EVN đã thoái vốn được bao nhiêu?

EVN cho biết, các dự án trọng điểm như Nhiệt điện Duyên Hải 3, Duyên Hải 3 MR, Vĩnh Tân 4, Thái Bình và Thủy điện Huội Quảng, Sông Bung 2 cơ bản đáp ứng tiến độ...

Về tiết kiệm điện, trong 10 tháng năm 2015, cả nước ước thực hiện tiết kiệm được 2,609 tỷ KWh, bằng 2,2% sản lượng điện thương phẩm.

Theo kế hoạch, EVN phải thoái hết vốn tại 7 công ty cổ phần đến hết năm 2015. Tính tới hết tháng 8/2015, tổng giá trị thoái vốn, giảm vốn ngoài ngành nghề kinh doanh chính của EVN đạt 958,318 tỷ đồng. EVN còn sở hữu 20% cổ phần tại Công ty Bảo hiểm toàn cầu, 16% cổ phần tại ABBank, 11,49 triệu cổ phần của ABS và 16,5% cổ phần Công ty tài chính điện lực.

Ông Trần Văn Hiền - Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, tiến độ thoái vốn của EVN cũng như các tập đoàn hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của đề án tái cơ cấu.

Theo kế hoạch thực hiện năm 2014 - 2015, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước phải thực hiện thoái vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực (chứng khoán, ngân hàng tài chính, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư) trên 25.000 tỷ đồng theo đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt. Lũy kế năm 2014 và 8 tháng 2015 (tính đến 19.8), các đơn vị đã thoái được hơn 8.000 tỷ đồng. Như vậy, số vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực này cần phải thoái tiếp đến cuối năm 2015 vẫn còn hơn 17.000 tỷ đồng.

Tính giá điện: Phương án của EVN cần thuyết phục, có căn cứ

PGS. TS. Bùi Xuân Hồi có ý kiến về các phương án tính giá điện sinh hoạt do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đưa ra.

http://vtc.vn/evn-da-thoai-von-duoc-bao-nhieu.1.580028.htm

Theo Ngọc Vy/VTC News

Bạn có thể quan tâm