Ngay sau khi Nghị viện châu Âu thông qua Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) vào chiều 12/2 (giờ Việt Nam), Bộ Công Thương tổ chức họp báo.
Tháng 7 hiệp định có thể được thực thi
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết ngay sau khi EVFTA được thực thi trong năm đầu tiên, EU sẽ giảm 85% dòng thuế với hàng hóa Việt Nam. Sau đó 7 năm, 99% dòng thuế cũng được miễn giảm.
Ông đánh giá đây là cơ hội rất quan trọng để hàng hóa Việt Nam có thể tiếp cận thị trường EU. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, các mặt hàng Việt Nam gặp khó khăn về thị trường khi xảy ra dịch virus corona. Đặc biệt, các mặt hàng như nông sản, da giày, dệt may… đang gặp khó khăn.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Hoàng Hà. |
Người đứng đầu Bộ Công Thương nhấn mạnh châu Âu là thị trường rất lớn với quy mô 18.000 tỷ USD. Khi được hưởng ưu đãi thuế quan, các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như dệt may, da giày, hàng điện tử, thủy sản, đồ gỗ… sẽ có thể vào được thị trường EU một cách dễ dàng.
Ông cũng thông tin từ nay đến kỳ họp Quốc hội gần nhất (dự kiến vào tháng 5), Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện hồ sơ để trình Chủ tịch nước và Quốc hội Việt Nam xem xét thông qua. Song song với đó Bộ sẽ chuẩn bị ban hành kế hoạch hành động để tận dụng EVFTA.
“Theo tiến độ, dự kiến tháng 7 EVFTA sẽ được đưa vào thực thi”, ông chia sẻ.
Nghị viện châu Âu đã thông qua EVFTA và EVAIP với tỷ lệ phiếu ủng hộ là 401/633 (chiếm 63,3%).
"Đường cao tốc" nối Việt Nam với EU
Trước đó ngày 30/6/2019, lễ ký EVFTA và EVIPA đã diễn ra tại Việt Nam dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Sau 10 năm đàm phán, Việt Nam và EU đồng ý ký hiệp định tự do thương mại và bảo hộ đầu tư. Dự kiến, gần 100 dòng thuế của EU sẽ được miễn đối với hàng hóa Việt Nam.
Dự kiến, gần 100 dòng thuế của EU sẽ được miễn đối với hàng hóa Việt Nam. Ảnh minh họa. |
EVFTA là một thỏa thuận thương mại tự do thế hệ mới, tức ngoài xóa rào cản thuế quan sẽ kèm theo những điều khoản rộng hơn nhằm mang lại lợi ích cho môi trường kinh doanh, người lao động hay các vấn đề khác giữa hai bên.
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020. Đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng lên 42,7% và 44,37% vào năm 2030 so với không có hiệp định.
Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu. Cụ thể, nhập khẩu hàng hóa từ EU sẽ tăng khoảng 15,28% vào năm 2020. Đến năm 2025 sẽ tăng thêm 33,06% và năm 2030 tăng 36,7%.
Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% trong giai đoạn 2019-2023. Đến giai đoạn 2024-2028, EVFTA làm tăng GDP thêm 4,57-5,30%. Giai đoạn 2029-2033, hiệp định làm GDP tăng thêm 7,07-7,72%.
Thủ tướng ví hai hiệp định EVFTA và IPA như hai tuyến cao tốc quy mô lớn, hiện đại nối liền EU và Việt Nam, để hai bên tiếp cận thị trường của nhau.
Theo người đứng đầu Chính phủ, việc ký hiệp định mới chỉ là bước đầu. Việt Nam sẽ ban hành chương trình hành động quốc gia để thực thi 2 hiệp định, gắn với phát huy sự năng động, sáng tạo, hướng đến mục tiêu xây dựng Việt Nam lớn mạnh, hùng cường.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng ví hai hiệp định EVFTA và IPA như hai tuyến cao tốc quy mô lớn, hiện đại nối liền EU và Việt Nam, để hai bên tiếp cận thị trường của nhau.
Theo người đứng đầu Chính phủ, việc ký hiệp định mới chỉ là bước đầu. Việt Nam sẽ ban hành chương trình hành động quốc gia để thực thi 2 hiệp định, gắn với phát huy sự năng động, sáng tạo, hướng đến mục tiêu xây dựng Việt Nam lớn mạnh, hùng cường.