Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Duyệt đề án tái cơ cấu ngân hàng tư nhân lớn nhất về tổng tài sản

Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt đề án cơ cấu lại SCB gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2019-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là ngân hàng tư nhân có tổng tài sản lớn nhất hệ thống.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cho biết đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2019-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Từ năm 2018, sau đợt thanh tra pháp nhân SCB, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có chủ trương cho phép SCB xây dựng phương án tái cơ cấu mới cho giai đoạn tiếp theo.

Đây được xem là là phương án tái cơ cấu chủ động, hỗ trợ thêm một số cơ chế mới, là giải pháp tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính giúp SCB vững chắc hơn sau quá trình tái cơ cấu, phát triển một cách lành mạnh và tích cực hơn.

Tổng giám đốc SCB Võ Tấn Hoàng Văn cho biết bên cạnh việc xử lý thu hồi nợ xấu, nợ tồn đọng trong quá trình tái cơ cấu, việc thúc đẩy phát triển kinh doanh ngân hàng bán lẻ và cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại là xu thế tất yếu.

"Do đó, giai đoạn 2019–2020, SCB sẽ tập trung nguồn lực để cơ cấu lại hoạt động tín dụng và nâng cao năng lực tài chính; đồng thời, đầu tư nền tảng về công nghệ, nhân sự và phát triển hệ thống khách hàng từ đó tích tụ nguồn lực phát triển ngân hàng bán lẻ và ngân hàng số trong tương lai", ông Văn thông tin.

SCB là ngân hàng có quy mô tổng tài sản nằm trong nhóm 5 nhà băng lớn nhất tại Việt Nam hiện nay với con số 570.000 tỷ đồng đến cuối 2019. Đây chính là ngân hàng tư nhân có tổng tài sản lớn nhất cả nước và chỉ xếp sau nhóm 4 ngân hàng quốc doanh BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank.

ngan hang anh 1

Tổng tài sản lớn nhưng lợi nhuận của SCB thuộc nhóm thấp nhất trong hệ thống ngân hàng. Ảnh: SCB

Năm 2019, tổng thu nhập của SCB đạt 7.400 tỷ đồng nhưng chỉ báo lãi trước thuế 225 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận thuộc vào nhóm thấp nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại.

SCB được hợp nhất vào năm 2011 từ ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) đều có trụ sở tại TP.HCM. Đây là thương vụ hợp nhất đầu tiên trong ngành ngân hàng Việt Nam, đánh dấu sự bắt đầu quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

Trong cơ cấu cổ đông hiện tại của SCB, hai pháp nhân nắm tỷ lệ sở hữu lớn nhất là Công ty Đầu tư Tài chính Việt Vĩnh Phú (13%) và Noble Capital Group (9%).

Hiện SCB có 239 điểm giao dịch tại 28 tỉnh thành, số lượng nhân viên hơn 7.300 người.

Ngân hàng hoãn họp đại hội cổ đông vì dịch Covid-19

Cuộc họp đại hội cổ đông bất thường của Eximbank ngày 5/3 sẽ hoãn và được dời sang thời điểm thích hợp.

Việt Đức

Bạn có thể quan tâm