Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đường thoát hiểm hầm vượt sông Sài Gòn

Hầm Thủ Thiêm (TP HCM) có hệ thống hai đường thoát hiểm chạy song song dọc đường hầm dài hơn 1.000 mét. Bên trong gồm đầy đủ hệ thống chiếu sáng, thông gió, điện thoại khẩn cấp.

Đường hầm sông Sài Gòn (Hầm Thủ Thiêm) là công trình hầm dìm hiện đại đầu tiên tại Việt Nam, hầm được xây dựng nhằm phục vụ giao thông trên tuyến Đại lộ Đông - Tây nối quận 2 và quận 1.
Dài 1490 mét, 2 hầm riêng biệt với 6 làn xe, chịu động đất 6 độ richter và cho phép xe lưu thông với tốc độ 60km/h.
Có 2 hệ thống đường thoát hiểm rộng 2 mét, cao 2,5 mét chạy song song dọc đường hầm dài hơn 1.000 mét. Cửa ra thông lên hai đầu cổng hầm, thoát bằng hệ thống thang ngoài trời.
Cứ mỗi 50 mét sẽ có một cửa thông từ hầm chính vào đường thoát hiểm.
Bên trong đường hầm thoát hiểm có đầy đủ hệ thống chiếu sáng, thông gió, điện thoại khẩn cấp. Hệ thống cấp điện hầm thủ thiêm chuyển tải từ lưới điện quốc gia để cung cấp cho các phụ tải có tổng công suất là 4.190 kw.
Chiếu sáng lối đi khẩn cấp gồm 74 bộ đèn, mỗi bộ một bóng công suất 36 W phục vụ công tác chiếu sáng thoát hiểm và xử lý sự cố.
Trong các điều kiện bình thường, hầm thoát hiểm khẩn cấp thông gió qua sự vận hành của một quạt đơn. Với trường hợp không may xảy ra hỏa hoạn, chiếc quạt thứ hai cũng sẽ được vận hành để tăng áp lực không khí trong lối đi và giảm bớt sự xâm nhập của khói. 
Hai quạt được bố trí trong tháp thông gió phía đông ở phòng cơ khí, có công suất 15 kw và lưu lượng 613 m3/phút.
Đường ống cấp nước chữa cháy đặt trên giá đỡ tường giữa, ống nhánh 65 cấp cho các tủ chữa cháy sẽ nối từ ống chính 150. Có hai hệ thống bơm với công suất 45 km/bơm, lưu lượng 1190 lít/phút. Bơm chữa cháy được điều khiển tự động bởi bộ phận phát hiện lửa bằng sợi quang học. Ngoài ra, có thể chỉnh tay hay dùng điều khiển từ xa.
Dọc theo đường hầm có bảng thông báo vị trí km để người gặp nạn nắm thông tin.

Bên trong lối thoát hiểm có 22 điện thoại khẩn cấp cách nhau 100 mét, chia 11 cái cho mỗi hướng. Hệ thống cung cấp liên lạc vô tuyến giữa bên trong và bên ngoài hầm để phát huy giao thông thông thoáng, giúp vận hành cấp cứu và chữa cháy trong trường hợp có sự cố khẩn cấp. Các trạm vô tuyến ở cửa hầm phía Đông và phía Tây được nối kết với hệ thống vô tuyến của cảnh sát và cứu hỏa.

Trong trường hợp đường hầm tắt đèn, biển điện thoại khẩn cấp vẫn sáng. Tổng đài được đặt trong phòng thông tin của tháp thông gió phía Đông. Hệ thống điều khiển tổng đài sẽ là hệ thống điều khiển tích lũy, được mở rộng qua các đường dây chung. Dữ liệu tiếng nói sẽ được truyền đi bằng cách bấm giờ 8 bit PCM. Đường dây trả lời bên ngoài sẽ là dây trực tiếp, phương pháp quay số. Công suất đường dây vào sẽ là 100 đường.

Đường hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) là một phần trong dự án Đại lộ Đông Tây nối quận 1, TP HCM với khu đô thị mới Thủ Thiêm. Hầm có 6 làn xe, được dìm dưới lòng sông Sài Gòn, khánh thành tháng 11/2011 sau gần 7 năm thi công. Công trình được đánh giá là hầm vượt sông hiện đại nhất Đông Nam Á.

Hải An

Bạn có thể quan tâm