Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đường sách cà phê Buôn Ma Thuột thu hút hàng nghìn lượt khách

Trong suốt thời gian hoạt động, ước tính trung bình mỗi ngày đường sách nơi đây đón 460 lượt khách tham quan, chụp hình check-in và thưởng thức cà phê, đọc sách.

Chiều 13/8, Công ty TNHH đường sách cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm.

Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột được thành lập đầu năm 2019, là một dự án cộng đồng được xã hội hóa 100%.

Hiện tại, đường sách có 15 gian hàng chia thành các khu vực đọc sách, uống cà phê, đồ lưu niệm. Bên cạnh đó, trên dọc tuyến đường này còn có 9 bức tranh bích họa Tây Nguyên miêu tả về cảnh đẹp Đắk Lắk, thể hiện các hoạt động sản xuất cà phê của nông dân cùng đời sống văn hóa của người đồng bào Ê đê.

Duong sach ca phe Buon Ma Thuot anh 1
Đường sách cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức nhiều hoạt động thu hút người dân và khách du lịch. Ảnh: Minh Lộc.

Nơi đây còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian, giao lưu văn hóa, biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên miễn phí và thưởng thức cà phê Buôn Ma Thuột.

Trong suốt thời gian hoạt động ước tính trung bình mỗi ngày đón 460 lượt khách tham quan, chụp hình check-in và thưởng thức cà phê, đọc sách.

Đặc biệt, những ngày có chương trình sự kiện thu hút tới 3.500 lượt khách tham gia.

Đường sách đã phối hợp với các doanh nghiệp và các đơn vị, gian hàng kinh doanh sách tổ chức thành công Ngày hội sách thu hút hàng nghìn lượt người.

Phát biểu tại buổi tổng kết, ông Lê Hoàng, Phó chủ tịch Hội xuất bản Việt Nam, cho rằng Đường sách cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành không gian văn hóa nói chung và văn hóa đọc nói riêng.

Đường sách được cư dân và khách du lịch đánh giá cao, thể hiện được những thông điệp về môi trường “xanh - sạch - an toàn”.

Duong sach ca phe Buon Ma Thuot anh 2
Ông Lê Hoàng phát biểu tại buổi tổng kết. Ảnh: Minh Lộc.

Theo ông Hoàng thành công của đường sách là có sự quyết tâm của chính quyền địa phương, khu vực xây dựng đường sách đắc địa, văn hóa bản địa, văn hóa đọc được phát huy. Việc điều hành, quản lý đúng hướng, chuyên nghiệp và cơ chế xã hội hóa được quan tâm.

Ông cho biết hiện cả nước có 4 địa phương tổ chức đường sách là Hà Nội, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đắk Lắk.

“Địa phương, doanh nghiệp cần triển khai đúng định hướng sách là mục tiêu chính. Tăng cường các hoạt động văn hóa, giáo dục, môi trường để tạo nên sức sống cho đường sách. Địa phương cần tạo cơ chế đối với các dịch vụ tại đường sách để thu hút nhà đầu tư”, ông Hoàng nói.

6 tháng đông vui, Đường sách TP.HCM thu hơn 22 tỷ đồng

83 sự kiện được tổ chức thu hút đông đảo bạn đọc hưởng ứng. Gần 500.000 bản sách được bán ra, mang về doanh thu tăng trưởng cho Đường sách TP.HCM.



Tây Nguyên

Bạn có thể quan tâm