Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đừng vì ám ảnh về cân nặng mà ăn kiêng hà khắc

Ăn uống lành mạnh là một việc làm tốt cho sức khỏe, nhưng đừng vì ám ảnh về cân nặng mà áp dụng các chế độ ăn kiêng hà khắc, khiến cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược.

An la nguon yeu song anh 1

Ám ảnh về việc tăng cân khiến nhiều người ăn kiêng một cách cực đoan. Ảnh: L.C.

Bất kể chúng ta bắt đầu dấn thân vào con đường khổ hạnh của ăn kiêng và phép màu thực dưỡng thời điểm nào, chúng ta vẫn chẳng thể biết được nó sẽ đi xa tới đâu hoặc sẽ chạm tới mọi khía cạnh của đời sống cũng như làm chúng ta phải trả giá nhiều thế nào.

Chúng ta không bao giờ dự đoán được rằng trút nhiều năng lượng và nỗ lực vào thay đổi vóc dáng cơ thể nhằm nâng cao sự tự tin cũng như niềm hạnh phúc của mình, trớ trêu thay, lại tước đoạt đi chính những thứ đó khỏi chúng ta. Khi chúng ta bị ám ảnh bởi thang đo, cân nặng, định mức đồ ăn và cơ thể, so sánh bản thân với những vẻ đẹp lý tưởng tới không tưởng, sự mảnh mai, hoàn hảo, đó cũng chính là lúc chúng ta từ bỏ niềm vui, an lạc và khoái lạc.

Ngay cả khi chúng ta thành công trong việc giảm vài cân, từ đó tin tưởng vào bản thân, thì cũng chẳng có bất kỳ hy vọng và ước mơ nào dính dáng tới thức ăn và cơ thể hay những nguồn lực hữu hạn của chúng ta về tiền bạc, thời gian, nỗ lực cũng như cảm giác tận hưởng cả. Và khi ngừng giảm cân, chúng ta nào có bao giờ chê trách chế độ ăn kiêng hay các chuyên gia dinh dưỡng. Đó là bởi chúng ta đã quá đỗi tuyệt vọng với những thất bại của chính mình, tới mức phớt lờ cả sự thông tuệ vốn có của bản thân.

Dù tất cả người phụ nữ trong đời chúng ta: chị ta, mẹ ta, dì ta, con gái và bạn bè của ta, đều đang cùng cam chịu một cuộc chiến, thì chúng ta vẫn sẽ cảm thấy thật cô đơn. Chúng ta cố giấu nhẹm nó đi và nghĩ rằng chỉ có riêng ta là không thể hiểu nổi chuyện ăn uống này. Chúng ta không bao giờ bày tỏ nỗi hoang mang, xấu hổ và cảm giác bị cô lập do thất bại khi bị lôi kéo vào cuộc chiến với cơ thể, và điều đó khiến chúng ta thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn trong trận chiến giảm cân đang đón đợi phía trước.

[...]

Câu chuyện giảm cân của tôi đã bắt đầu, với đủ sự ngây thơ, ở tuổi 13, khi tôi đang xem Robin Wright thủ vai nàng Buttercup trong phim The Princess Bride (Tạm dịch: Cô dâu công chúa). Trên màn hình, nàng Buttercup thật cao và mảnh khảnh. Những lọn tóc vàng thả dài chấm eo và bồng bềnh bao bọc lấy thân hình thướt tha của nàng.

An la nguon yeu song anh 2

Cuốn sách Ăn là nguồn yêu sống của Jenna Hollenstein. Ảnh: H.H.

Mỗi khi buồn, nàng chẳng ăn chẳng ngủ, nàng vượt lên mọi nhu cầu thiết yếu của loài người và vẫn giữ được một vẻ đẹp thanh tao mà chẳng mất chút công sức nào. Trong phân cảnh cuối phim, nàng nhảy khỏi cửa sổ lâu đài và thả mình rơi xuống qua hiệu ứng quay chậm rồi nhẹ nhàng đáp xuống vòng tay đang chờ đợi của gã khổng lồ Fezzik.

Tôi nhớ mình đã tự nhủ lúc đó: "Nếu mình nhảy ra khỏi cửa sổ và rơi vào vòng tay một ai đó, chắc mình đè bẹp anh ta mất". Khi những dòng chữ kết phim đang chạy trên màn hình, tôi lại mải quay sang ngắm mái tóc nâu dài ngang vai của mình trong gương và rồi tự hỏi mất bao lâu nó mới dài được tới lưng. (Chỉ là giờ tôi mới nhận ra rằng có lẽ nàng ấy đã nối tóc).

Tôi săm soi hai vai, mông và chân của mình, ép chặt hai đùi từ phía sau để chúng trông có vẻ thon gọn hơn. Tôi ước gì mình mảnh mai và bớt cơ bắp. Với một cơ thể nhỏ nhắn hơn, tôi mường tượng mình sẽ không còn cảm thấy sợ xã hội nữa, đám con trai sẽ khao khát tôi, còn đám con gái sẽ ngưỡng mộ tôi. Lộ trình đi tới hạnh phúc đã rõ ràng: trở nên mảnh mai hơn, nhỏ nhắn hơn cùng một mái tóc vàng.

Gạt chuyện tóc tai và vóc dáng sang một bên, tôi tập trung vào những gì mình nghĩ là có thể kiểm soát và nhịn ăn. Tôi đã cố gắng không nghĩ tới những món ngon mẹ nấu, cố kìm nén nỗi cồn cào quặn xé trong dạ dày và hình dung đời mình sẽ tốt đẹp hơn ra sao khi trở thành một con người khác. Nhưng điều đó hiếm khi kéo dài được quá 24 tiếng.

Hiển nhiên, Robin Wright thấp hơn tôi 10 phân, khung xương nhỏ hơn tôi và là kẻ cá biệt. Những hình ảnh mà tôi xây đắp từ mặc cảm cùng khao khát trong mình thật tình chỉ là truyện cổ tích - thứ rõ ràng đang đánh đồng khát vọng của phụ nữ với sắc đẹp, thói quen ăn uống thanh đạm cùng một bộ ngực hoàn hảo, nhưng dẫu sao vẫn chỉ là cổ tích.

Khi so sánh bản thân với nàng Buttercup, tôi đã hạ bớt không ít những giá trị khác nhau tạo nên con người mình và chỉ chú trọng vào hình thức bên ngoài, để rồi cho rằng những giá trị của cô ấy ưu tú hơn của tôi. Đột nhiên, một điều gì đó tôi vốn đã nghi ngờ từ lâu bỗng trở nên rõ ràng: vóc dáng và cân nặng của tôi mới chính là điểm nhấn, chúng hoàn toàn tỷ lệ nghịch với sự xứng đáng và dễ thương vốn dĩ của tôi.

Giờ tôi nhận ra rằng cuộc tranh đấu này không thực sự liên quan tới cân nặng, mà là về khao khát được yêu thương, hòa nhập vào cộng đồng và được mọi người chấp nhận. Nhưng ở tuổi 13, tôi đâu thể hiểu được điều đó. Ngay cả khi đã từ bỏ chuyện phấn đấu có được những tỷ lệ yêu kiều của nàng Buttercup, tôi vẫn tiếp tục phải vật lộn với việc ăn uống và vóc dáng cơ thể suốt một thời gian dài.

Khi dần bước sang tuổi trưởng thành vào cuối thập niên 1980, tôi đã khẳng định quyền tự chủ của bản thân bằng cách tùy ý ăn các món ăn vặt bất cứ khi nào thoát khỏi ánh mắt mẹ đang kiểm soát lượng dinh dưỡng và cân nặng của tôi. Và khi cao lớn hơn hầu hết lũ bạn, tôi bỗng cảm thấy mình thật vụng về và thiếu nữ tính.

Tôi luôn thõng vai xuống mà đi để trông càng thấp càng tốt và thận trọng tránh bước lên nắp cống trên vỉa hè vì sợ những tiếng động chúng gây ra dưới sức nặng cơ thể mình. Thế nhưng, với tư cách là một vận động viên bất đắc dĩ ở trường trung học, tôi thường trở về nhà sau mỗi giờ tan học và tự dỗ dành bản thân bằng những bát mì Ý sâu lòng, xào bơ nóng hổi cùng phô mai đóng hộp (trong lúc xem chương trình Oprah Winfrey Show) trước khi trở lại phòng tập lạnh cóng để luyện tập bóng rổ.

Tôi đã chịu đựng những giằng xé về cảm xúc trong những chuyến mua sắm mà hai mẹ con tôi toàn phải thương lượng xem nên chọn size vừa vặn hay là size nhỏ hơn mà tôi thề rằng chẳng mấy chốc nữa sẽ mặc vừa. Tôi đã học được rằng màu đen khiến con người ta trở nên mảnh mai hơn, sọc ngang thì không; tôi còn học được cách nhấn nhá những phần cơ thể thon gọn nhất và che đi những chỗ phát phì.

Nghe mẹ kể lại cặn kẽ những câu chuyện giảm cân thành công của bạn mẹ, tôi biết được có người đã giảm được đủ số cân để không còn ngồi tràn bệ bồn cầu; đó là lúc tôi nhận ra rằng ngay cả trong những thời khắc riêng tư nhất chúng ta vẫn cần phải cảnh giác với việc phô bày thân thể.

Khép lại năm nhất đại học trở về nhà, tôi đã đạt mức cân nặng cao nhất mình từng có, nhờ những năm cuối trung học tăng cân đều đặn cộng thêm “hội chứng tăng cân năm đầu đại học” bắt buộc ai cũng phải trải qua.

Mùa hè năm ấy, tôi bắt đầu ăn kiêng (cùng với mẹ) và quyết liệt giảm cân bằng cách sống dựa vào những món ăn ít chất béo vô vị và sản xuất đại trà, nghe những băng cassette truyền cảm hứng giảm cân trong khi đổ mồ hôi trên những chiếc ghế dài bằng nhựa ngoài sân sau, và thỏa mãn cơn thèm bơ đậu phộng của mình bằng cách hít một hơi thật sâu khi lượn lờ qua bếp. Tôi rất mê tiếng cười vang của mẹ lúc đó cùng cảm giác gần gũi với bà mặc dù tôi không thể chờ được tới ngày chế độ ăn kiêng này kết thúc.

'Từ giờ thứ sáu tới giờ thứ chín': Sự khốc liệt bao dung

Sự điềm tĩnh, bao dung và cái nhìn nhân văn của Nguyễn Một về cuộc chiến, về con người khiến những tàn khốc, bạo liệt, xa xót… trong tiểu thuyết cuối cùng cũng làm ta rung cảm.

Cuộc đời dang dở của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy

Trong cuốn sách, Robert Dallek đã mô tả Kennedy là “một con người với đầy đủ đức tính và những thiếu sót khiến ông dường như vừa phi thường lại vừa bình thường”.

Jenna Hollenstein/ Huy Hoàng Books

SÁCH HAY