Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dùng máy tính NASA 52 tuổi để đào Bitcoin, tỷ năm mới được một đồng

Chiếc máy tính đã 52 năm tuổi này chắc chắn là không phù hợp để làm những công việc đòi hỏi sức mạnh tính toán như đào tiền mã hóa.

Với số lượng giới hạn chỉ 21 triệu đồng Bitcoin, độ khó của việc "đào" Bitcoin ngày càng tăng. Giờ đây nếu không có những cỗ máy chuyên dụng thì bạn không nên nghĩ tới việc "đào" Bitcoin làm gì.

Tuy nhiên, tận dụng những cỗ máy cổ, độc đáo để thử "đào" Bitcoin cũng là một thú vui với nhiều người. Có thể kể tới những cỗ máy sử dụng điện gió, hơi thở người, thậm chí là nhiệt phát ra từ cơ thể làm năng lượng để đào tiền mã hóa.

Dung may tinh NASA de dao Bitcoin anh 1
Chiếc máy tính AGC bên cạnh "bàn phím" và "màn hình" tích hợp trong cùng một thiết bị. Ảnh: NASA.

Kỹ sư phần mềm Ken Shirriff thì có sở thích "khai quật" những chiếc máy tính từ thế kỷ trước và sửa chữa, giúp chúng hoạt động trở lại. Mới đây, Shirriff đã tìm được chiếc máy tính do NASA phát triển có tên Apollo Guidance Computer (AGC), ra đời từ năm 1966.

AGC được NASA tạo ra để gắn trên vệ tinh điều khiển (CM) và tàu hạ cánh (LM) trong nhiệm vụ Mặt trăng, hay còn gọi là Chương trình Apollo vào thập niên 1960. Đây là chiếc AGC duy nhất còn hoạt động. Sau khi khôi phục cỗ máy lại trạng thái hoạt động được, Shirriff quyết định thử nghiệm cỗ máy với một bài toán hiện đại: giải mã Bitcoin.

Về cơ bản, giải mã hay "đào" Bitcoin là quá trình mà máy tính phải giải mã một hàm băm (hash function) để tìm được mã của một khối trong chuỗi khối. Khi một khối được tìm ra, người tìm được khối sẽ được trả "công" là 12,5 đồng Bitcoin, giá trị hiện tại khoảng gần 160.000 USD.

Dung may tinh NASA de dao Bitcoin anh 2
Khôi phục chiếc máy này về trạng thái hoạt động là việc không hề đơn giản. Ảnh: Ken Shirriff.

AGC ra đời từ trước khi nhân loại có vi xử lý, nên quá trình tính toán của cỗ máy này được cấu tạo từ những cổng logic NOR. Theo Shirriff, cỗ máy này có tốc độ tính toán khá chậm kể cả khi tính theo chuẩn của những năm 1960, bởi kích thước nhỏ gọn để có thể đưa lên không gian. Nó có thể thực hiện khoảng 40.000 phép cộng/giây. Tuy nhiên, AGC lại có hàng trăm cổng kết nối để có thể theo dõi các thông số của tàu theo thời gian thực.

Để lập trình lại tác vụ cho AGC, kỹ sư này đã phải sử dụng những phần mềm mô phỏng và rất vất vả mới tìm được thiết bị để đưa mã vào cho chiếc AGC thực hiện.

Tất nhiên, một cỗ máy được sản xuất từ 50 năm trước không thể làm tốt những tác vụ như giải mã Bitcoin, dù có là máy của NASA. Theo tính toán của Shirriff, AGC mất 10,3 giây mới tính được một hàm băm. Với tốc độ hiện tại, yêu cầu khoảng 10^22 hàm băm để giải mã một block, cỗ máy này sẽ phải mất khoảng... 3 triệu tỷ năm mới có được một block bitcoin.

"Với tốc độ tính toán của chiếc AGC, để giải mã được một block sẽ cần khoảng thời gian dài hơn thời gian tồn tại của vũ trụ", Ken Shirriff cho biết.

Đào Bitcoin với máy tính 52 tuổi của NASA Chiếc máy tính này từng được sử dụng trong chương trình đáp lên Mặt trăng của NASA, giờ được khôi phục và thử giải mã Bitcoin.

Vì sao chỉ có 21 triệu Bitcoin tồn tại?

Việc giới hạn ở 21 triệu đơn vị giúp giá trị của mỗi đồng Bitcoin tăng lên khi nó trở nên phổ biến.



Hà My

Bạn có thể quan tâm