Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dựng lại 'cây cầu sống của người Inca'

Cộng đồng bản địa đang cố gắng dựng lại cầu treo Q’eswachaka 500 năm tuổi bằng phương pháp truyền thống: Bện dây thừng.

Trong hơn 500 năm qua, cầu treo Q’eswachaka đã kết nối các cộng đồng ở hai bờ sông Apurimac, tỉnh Canas, vùng Cusco, Peru. Tuy vậy, đại dịch Covid-19 đã khiến cây cầu không được bảo dưỡng đúng hạn và bị sập vào tháng 3.

Giờ đây, cộng đồng người Huinchiri bản địa đang bện lại cây cầu 30 m này bằng dây thừng. Đây là kỹ thuật có từ thời đế chế Inca, trước khi người châu Âu đặt chân đến Nam Mỹ.

cau day thung peru anh 1

Cầu treo Q’eswachaka ở Peru trước khi bị sập vào tháng 3. Ảnh: Perurail.

Từ hai bờ sông, các nhóm công nhân đứng trên các sợi dây thừng lớn - vốn là đáy và tay vịn của cây cầu - để bện dần “lan can” cầu từ bở đến giữa sông bằng các sợi dây thừng nhỏ hơn.

“Năm ngoái, do đại dịch Covid-19, câu cầu không được gia cố. Đó là lý do nó bị sập”, Thống đốc vùng Cusco Jean Paul Benavente nói. “Giờ đây, cây cầu như câu trả lời của chúng tôi đối với đại dịch. Cây cầu đang được bắc qua sông Apurimac. Nhờ đó, chúng tôi có thể nói với thế giới rằng mình đang dần vượt qua đại dịch”.

Năm 2013, kỹ thuật bện cầu dây thừng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ông Benavente gọi đây là biểu tượng văn hóa và là “cây cầu sống của người Inca”.

“Cộng đồng người Huinchiri không chỉ xây dựng lại cây cầu kết nối các làng mạc, mà còn kết nối truyền thống và văn hóa”, ông khẳng định.

Hàng chục gói hàng lạ dạt vào bờ biển Florida

Người quản lý bảo tồn động vật hoang dã địa phương phát hiện khoảng 20 gói hàng bí ẩn tại Trạm Không quân Mũi Canaveral ở Florida, Mỹ.

Nghi vấn nước biển nóng lên khiến hàng loạt cá mập mắc bệnh về da

Cá mập rạn san hô trắng ở Malaysia gần đây được phát hiện có đốm trên da và vết thương trên đầu. Các nhà khoa học cho rằng đại dương ấm lên là nguyên nhân gây ra việc này.

Việt Hà

Bạn có thể quan tâm