Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dựng kỳ quan thế giới cổ đại để gắn kết mặt trời

Thành phố Alexandria của Ai Cập, nơi có một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại được xây dựng vào năm 331 trước Công nguyên, là công trình gắn kết mặt trời với ngày sinh của Alexandros Đại đế.

Dựng kỳ quan thế giới cổ đại để gắn kết mặt trời

Thành phố Alexandria của Ai Cập, nơi có một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại được xây dựng vào năm 331 trước Công nguyên, là công trình gắn kết mặt trời với ngày sinh của Alexandros Đại đế.

Quốc vương Alexandros III (Alexandros Đại đế) của vương quốc Macedonia, người đứng đầu đế chế trải dài từ Hy Lạp tới Ai Cập và bờ sông Indus (ngày nay là Ấn Độ) đã cho khởi công xây dựng thành phố Alexandria, trên lãnh thổ Ai Cập vào năm 331 trước Công nguyên. Không lâu sau đó, thành phố Alexandria phát triển thịnh vượng với những công trình đi vào sử sách như Thư viện Hoàng gia Alexandria và ngọn hải đăng cùng tên với độ cao 140m, một trong những kỳ quan của thế giới cổ đại.

 
 Thành phố Alexandria cổ đại.

Theo Giulio Magli, chuyên gia khảo cổ góp mặt trong nghiên cứu mới nhất về thành phố Alexandria, các tuyến đường của nó được xây dựng không theo địa hình, mà chạy gần như song song với bờ biển. Trong khi đó, vào ngày sinh của Alexandros Đại đế, vị trí mặt trời mọc có phần thay đổi so với thông thường, khiến nó kết hợp gần như hoàn hảo với mặt đường, tạo ra cảnh tượng hiếm có. Mặt trời mọc lệch không phải hiện tượng hiếm có của tự nhiên, nhưng sự kết hợp hoàn hảo của nó với những tuyến đường thành phố Alexandria vào đúng ngày sinh nhật của ông đã thực sự tạo ra những điều kinh ngạc.

Alexandros Đại đế là vị Hoàng đế thứ 14 của Vương quốc Macedonia, trị vì trong khoảng thời gian từ năm 336 – 323 trước công nguyên. Ông là vị Hoàng đế nổi tiếng nhất của Vương quốc Macedonia bởi những chiến công chinh phạt lẫy lừng trong suốt quãng thời gian đứng đầu đất nước. Toàn bộ thế giới mà Alexandros Đại đế biết đến đều bị đội quân do ông lãnh đạo chinh phạt.

Cũng theo Magli, những văn bản cổ nói về ngôi mộ của Alexandros Đại đế cho rằng, thi thể của ông được quàn bên trong một chiếc quan tài bằng vàng. Bọc chiếc quan tài đó là một cỗ quan tài bằng cùng chất liệu to hơn. Sau đó, cỗ quan tài bằng vàng bên ngoài được thay thế bằng thủy tinh. Tuy nhiên, ngôi mộ chưa thể xác định vị trí của Alexandros Đại đế đã bị tàn phá bởi những tay trộm gần 2.000 năm trước.

Ở thời đại của Alexandros Đại đế, mặt trời chính là biểu tượng thiêng liêng nhất. Những công trình xây dựng ở thời điểm bấy giờ đều mang chút hơi hướng thiên văn. Các kim tự tháp Ai Cập là ví dụ rõ ràng nhất. Chúng được xây dựng dựa theo hướng của các ngôi sao trên bầu trời. Đế chế Ai Cập bị Alexandros Đại đế chinh phạt, cũng luôn ví các Paraoh của họ với mặt trời.

Nhà khảo cổ Giulio Magli cho rằng: “Sự gắn kết giữa thành phố Alexandria và mặt trời vào đúng ngày sinh của Alexandros Đại đế là cách thể hiện sức mạnh trường tồn cũng như quyền lực rộng lớn của vị Hoàng đế trẻ”. Sự kết hợp hoàn hảo giữa thành phố Alexandria và mặt trời ngầm biểu tượng cho sức mạnh vô bờ bến mà Alexandros Đại đế nắm giữ.

Trịnh Duy

Theo Infonet

Trịnh Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm