Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đức Hải: 'Coi thường tiền là coi thường chính bản thân'

"Bản thân tiền không có tội, tuy nhiên con người làm ra đồng tiền như thế nào mới là điều đáng phải suy nghĩ…", nam nghệ sĩ xứ Bắc chia sẻ.

Đức Hải: 'Coi thường tiền là coi thường chính bản thân'

"Bản thân tiền không có tội, tuy nhiên con người làm ra đồng tiền như thế nào mới là điều đáng phải suy nghĩ…", nam nghệ sĩ xứ Bắc chia sẻ.

>> Đức Hải chuyển nghề vì… bốn con
>> 'Chiến lược' dạy con của nghệ sĩ Đức Hải

- Nếu ai đó nói rằng tiền không phải là tất cả, thì đó chỉ là lý luận biện hộ của một kẻ thất bại, vì muốn làm bất kỳ điều gì cũng phải cần đến tiền. Anh nghĩ sao?

- Gần đúng, nhưng thất bại đôi khi không phải là bất tài, có thể vì chưa gặp may, gặp thời, gặp người. Vì vậy, chúng ta phải luôn bình tĩnh trước mọi phát ngôn.

- Mục đích phấn đấu trong cuộc sống của anh đặt ra có phải vì tiền?

- Tại sao không? Nhưng tiền chỉ là một trong những tiêu chí chủ chốt nà tôi phải phấn đấu.

- Từ nhỏ đến giờ, anh có nhớ thời điểm nào mình thiếu tiền nhất không?

- Lần đầu tiên tôi cảm nhận được giá trị của đồng tiền là khi tôi 11 tuổi. Lúc ấy, tôi bị ốm. Nhà tôi rất nghèo, đông anh chị em, lớn lên trong thời lửa đạn, chiến tranh ác liệt. Còn nhớ ngày giặc Mỹ dội bom xuống phố Khâm Thiên – Hà Nội, lửa cháy đỏ rực góc trời, mẹ bảo chạy ngay xuống hầm trú ẩn, tôi lê mãi, lê mãi từng bước chân mà không tới được cửa hầm. Tôi cảm giác mình như người thiếu sinh lực, thiếu một chất gì đó như là vôi hay thứ gì đó trong một món ăn mà lâu lắm tôi chưa được ăn. Mẹ bảo con muốn ăn gì mẹ sẽ cố gắng mua cho con, nhưng phải đợi máy bay địch đi xa đã.

Ngồi trong hầm tối đen như mực, không rõ mặt người mà tôi và mẹ đều thấy rất rõ những dòng nước mắt của nhau. Khổ quá và nghèo quá! Tôi bảo bánh cuốn mẹ nhé! Mẹ tôi lần từng đồng xu để tối sẽ mua cho được một đĩa bánh cuốn Thanh Trì. Khi bình tâm trở lại, mẹ bảo: "Vào nhà nằm đi, mẹ sẽ mua ngay một đĩa bánh cuốn cho con bồi dưỡng". Tôi cắt lời mẹ: "Không cần đâu, mẹ cứ đưa cho con". Mẹ tôi nhét vào lòng bàn tay nhỏ xíu của tôi mấy hào. Tôi đứng bật dậy, bật tung nắp hầm tăng xê rồi lao vút đi như tên bắn tới hàng bánh cuốn. Và, tôi hiểu rằng, mình đã khỏi ốm ngay từ lúc mẹ tôi lần đếm từng đồng xu.

- Khoản tiền đầu tiên anh kiếm được trong đời là khi nào? Có tiền rồi, việc đầu tiên anh nghĩ đến là gì?

- Đó là tháng lương đầu tiên khi tốt nghiệp diễn viên. Tôi đã tính trước sẽ mua hộp sữa đặc cho mẹ và gói thuốc lào cho bố - đúng sở thích của hai người.

- Có bao giờ anh tự nghĩ  mình cũng là người tiêu tiền thông minh, biết sử dụng hợp lý đồng tiền?

- Không! Tôi vẫn dại lắm. Thực tế có rất nhiều ông chồng lén vợ lập quỹ đen.

- Theo anh vợ chồng có nên có quỹ đen riêng?

- Điều này phụ thuộc vào mối quan hệ và sự tin cậy giữa vợ và chồng, thậm chí, phụ thuộc một phần vào hoàn cảnh kinh tế của bên nội, bên ngoại hoặc thói quen mua sắm, thói quen tiết kiệm, thói quen lười biếng… của cả hai bên. Người nào càng ít phụ thuộc càng sướng, càng thanh thản.

- Bình thường ra đường anh có bao nhiêu tiền trong túi?

- Không nói được nhé! Nguy hiểm đấy! Vả lại hay ho gì việc khoe khoang ra đường mình mang bao nhiêu tiền (cười).

- Là một nghệ sĩ, anh nghĩ thế nào về giá trị của đồng tiền trong giới showbiz hiện nay?

- Tôi nghĩ khó đánh giá lắm. Có người xứng đáng nhận những đồng tiền do công sức và tài năng của họ, cũng có người mình nên thông cảm do tài năng chưa đủ chín nhưng được số đông tán thưởng và cái tên ấy trở thành tên bán vé. Bản thân họ cũng rất cần tiền có thể vì những lý do như gia đình ở quê còn  nghèo, vì có người mang bệnh, vì muốn dùng tiền vào việc từ thiện… Vấn đề ở đây là tâm hồn, là tấm lòng của họ như thế nào?

Giới showbiz ngày xưa có mấy khi nghĩ đến tiền đâu. Họ vẫn sống mãi trong lòng khán giả đấy thôi. Cô Trà Giang, chú Trần Hiếu, chú Thế Anh, chú Quý Dương, chú Đình Nghi, chú Dương Ngọc Đức, bác Trần Phương… chắc chắn họ cũng hiểu tiền thật quan trọng, nhưng không phải là tất cả.

- Hiện nay nhiều người cho rằng cát-xê của nghệ sĩ càng cao càng khẳng định được thương hiệu của họ, ý anh thế nào?

- Không đúng! Ảo tưởng!

- Trường hợp hàng loạt các chân dài người mẫu bị khui ra trong đường dây "gái gọi" thời gian gần đây theo anh có phải là vì họ "yêu tiền" hoặc "thiếu tiền" nên sẵn sàng bán rẻ thân xác và nhân phẩm?

- Không, đó là sự suy đồi về đạo đức và lối sống. Nhân đây tôi cũng muốn bộc lộ quan điểm qua hàng loạt vụ mại dâm đã và sẽ bị phát hiện. Tôi nghĩ đã công khai danh tính người bán dâm, nhất thiết phải công khai danh tính kẻ mua dâm. Che đậy cái gì nữa? Nhân văn cái gì nữa? Hệ lụy đến gia đình, uy tín, nghề nghiệp cái gì? Và thật không công bằng. Người xưa có câu "Có gan ăn cắp, có gan chịu đòn". Trong một thể chế mà bán dâm là điều cấm kỵ thì mua dâm cũng phải được coi như vậy, thể chế không cho phép mà anh vụng trộm thì anh là thằng ăn cắp. Mà ăn cắp thì phải…chịu đòn. 

- Có một ví von khá thú vị là tiền có thể ví như giấy quỳ, nó làm hiện rõ bản chất con người, nếu một người là ích kỷ xấu xa thì tiền sẽ làm cho anh ta thêm ích kỷ xấu xa. Ngược lại, nếu bạn hào hiệp tốt bụng, biết yêu thương người khác thì tiền sẽ giúp bạn tốt hơn. Anh có nghĩ vậy không?

- Tiền và giấy quỳ khác nhau hoàn toàn, hơn nữa tiền bây giờ là kim loại, polime, là chất liệu gì nữa mà loài người chưa nghĩ đến. Bản chất con người phức tạp hơn, tiền không đại diện cho bất cứ phép thử nào để đánh giá bản chất con người được.

Theo TGĐA

 

 

Theo TGĐA

Bạn có thể quan tâm