Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đức: 13 quả bom từ Thế chiến II khiến 50.000 người sơ tán

Ngay 7/5, hơn 50.000 người dân ở thành phố Hanover của Đức sẽ buộc phải sơ tán trong khi nhà chức trách nước này tháo ngòi 13 quả bom chưa phát nổ từ Thế chiến II.

CNN cho biết 13 quả bom được phát hiện trong quá trình xây dựng ở Hanover, nơi khoảng 1/10 dân số buộc phải di tản vào ngày 7/5. Quá trình sơ tán sẽ chính thức bắt đầu lúc 9h và kéo dài khoảng một ngày.

Cảnh sát Đức khẳng định họ phải đảm bảo tất cả công dân ra khỏi vùng bị ảnh hưởng, đề phòng trường hợp bom có thể phát nổ bất cứ khi nào.

Theo DW, nhiều bảo tàng và rạp chiếu phim tại Hanover sẽ tổ chức các hoạt động nhằm thu hút người dân và giúp họ giải trí trong khoảng thời gian sơ tán.

Hanover là một trong những địa điểm bị quân Đồng minh tấn công nhiều nhất trong thời kỳ Thế chiến II. Tính riêng trong ngày 9/10/1943, hơn 261.000 quả bom đã được thả xuống thành phố này.

Duc so tan nguoi do bom tu The chien 2 anh 1
Quang cảnh nơi nhà chức trách tại thành phố Hanover chuẩn bị vô hiệu hóa quả bom từ Thế chiến II. Ảnh: CNN.

Trước đó, hồi tháng 12/2016, Đức tổ chức cuộc sơ tán quy mô nhất kể từ Thế chiến II, buộc 54.000 người tại Augsburg ra khỏi nhà trước khi đội rà phá bom mìn vô hiệu hóa một quả bom từ thời chiến. 

Năm 2010, một quả bom đã phát nổ ở Gottinghen, khiến 3 người thiệt mạng. Trước đó, một công nhân cũng thiệt mạng do vô tình cắt phải một quả bom trên đường cao tốc ở Frankfurt năm 2006.

Hơn bảy mươi năm sau cuộc chiến dữ dội và gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử nhân loại, việc tìm thấy bom mìn do các nước Đồng minh ném xuống đã không còn là chuyện hiếm ở Đức. Khoảng 2,7 triệu tấn bom đã được dùng để tấn công phát xít Đức, một nửa trong số đó tới từ Anh và Mỹ.

Mỗi năm, hàng trăm tấn bom chưa phát nổ được tìm thấy tại Đức. Chính phủ nước này dành rất nhiều nguồn lực và công sức để tìm và xử lý các mối nguy hiểm này.

"Cứ khoảng hai tuần, chúng tôi lại tìm ra một quả bom mới", một thành viên của nhóm tham gia xử lý bom mìn KMBD cho biết.

'Mẹ của các loại bom' phát nổ Bom phi hạt nhân lớn nhất GBU-43, vốn có biệt danh "mẹ của các loại bom", nặng 10.000 kg và là loại vũ khí được phát triển trong thời Chiến tranh Iraq.

Bệnh viện bí hiểm nhất thế giới ở Hungary

Một bệnh viện cũ ở Budapest được xây dựng từ những năm 1930 và dùng làm hầm trú ẩn hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ngày nay, nó trở thành một bảo tàng lịch sử nổi tiếng.

5 lần Triều Tiên thử hạt nhân và phản ứng của Mỹ

Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đều không mong đợi việc phải dùng đến biện pháp quân sự nếu Triều Tiên lại thử hạt nhân trong thời gian tới.

Thế Long

Bạn có thể quan tâm