Kong: Skull Island đang bước vào giai đoạn cạnh tranh phòng vé tại thị trường đông dân nhất thế giới. Trong bối cảnh các bom tấn Hollywood vẫn bị chính quyền kiểm soát để đảm bảo doanh thu phim nội địa, Kong: Skull Island giống như dòng phim “con ông, cháu cha” được o bế hết mức trước ngày ra rạp.
Chiêu trò câu kéo của 'Kong'
Kong: Skull Island được chú ý tại Trung Quốc ngay khi còn trong dự án thai nghén. Phim do Warner Bros., Legendary Pictures cùng Tecent (Trung Quốc) và tập đoàn Vạn Đạt phối hợp thực hiện. Để chiều lòng khán giả Trung Quốc, đoàn phim còn dành một vai diễn cho Cảnh Điềm - nữ diễn viên bị tiếng diễn xuất tệ.
Phiên bản Kong chân thực nhất từ trước đến nay. |
Kong còn khéo nịnh thị trường châu Á khi đưa câu chuyện có bối cảnh thập niên 1930 tiến tới những năm 1970 - giai đoạn cuối thế chiến thứ hai. Bằng cách này hay cách khác, trong nhóm những nhà thám hiểu đến hòn đảo bí ẩn ở Việt Nam là những người đa sắc tộc.
Họ là người Anh, Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Đây cũng là cách khiến bộ phim đến gần hơn với thị trường tiềm năng, bên cạnh châu Âu và Hollywood.
Tập đoàn số một Trung Quốc - Vạn Đạt tỏ ra “o bế” siêu phẩm của đạo diễn Jordan. Hãng phát hành sở hữu hệ thống rạp phim lớn nhất Trung Quốc cố tình lên lịch chiếu sau hai tuần. Đây là thời điểm Trung Quốc bước vào kỳ nghỉ thanh minh kéo dài. Nhờ đó, lượng khán giả đến xem phim sẽ nhiều hơn. Hơn thế, việc ra mắt muộn giúp Kong: Skull Island giữ vị trí độc tôn tại rạp chiếu, tránh được nhiều đối thủ nặng ký khác.
Bối cảnh ở Việt Nam, mời diễn viên Trung Quốc đảm nhận vai nữ thứ và có binh lính Nhật - Kong được cho khéo chiều thị trường châu Á. |
Kết quả chưa xứng tầm
Phim được đánh giá giá kỹ xảo hoàn hảo với việc xây dựng khỉ Kong chân thực, sống động. Không còn bóng dáng như phim hoạt hình trong phiên bản đầu hay hình ảnh một chú tinh tinh khổng lồ của bản 2005 do Peter Jackson thực hiện. Khỉ Kong bản 2017 được khen gần với con người hơn. Kỹ thuật motion capture - người đóng thế động vật, từng biểu cảm được đưa vào máy tính xử lý - đã giúp bộ phim tạo ra bước tiến lớn.
Nhưng ngần đó vẫn chưa đủ tạo ra sự bứt phá doanh thu kỳ diệu cho bom tấn về vua khỉ khi nội dung bị đánh giá đơn giản, không có kịch tính.
Phiên bản Kong giống người nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, doanh thu tại Trung Quốc không thực sự xuất sắc như kỳ vọng. |
Theo tổng kết mới nhất, sau 3 ngày ra rạp, phim đạt 500 triệu NDT doanh thu (tương đương hơn 72 triệu USD). Kết quả giúp Kong: Skull Island dẫn đầu doanh số các phim cùng thời điểm.
Con số này được đánh giá là "ổn" nhưng chưa phải xuất sắc. Đó là chưa kể đến việc 3 ngày đầu tiên ra rạp của Kong tại Trung Quốc rơi đúng dịp cuối tuần, lượng khán giả luôn tăng đột biến.
Kong bản 2005 bị so sánh với tinh tinh. Ảnh: Wb. |
Tháng 2/2016, Châu Tinh Trì với Mỹ nhân ngư từng làm nên cơn sốt khi ra mắt trên cả nước. Sau 3 ngày công chiếu, phim thu về 750 triệu NDT (gần 110 triệu USD). Kết thúc ngày thứ 4, Mỹ nhân ngư của Châu Tinh Trì vượt một tỷ NDT doanh thu (145 triệu USD).
Thành tích của Kong: Skull Island tại Trung Quốc còn không tạo hiệu ứng bằng Lạc lối ở Hong Kong do Triệu Vy, Từ Tranh đóng chính. Bộ phim từng vượt 1 tỷ NDT sau 6 ngày ra mắt.