Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dự kiến cấp phép sân tập golf, kinh doanh du thuyền trên hồ Tây

Sau 6 năm tạm dừng kinh doanh dịch vụ trên hồ Tây, Hà Nội đang có kế hoạch cấp phép cho 12 loại hình hoạt động trở lại, bao gồm tàu thuyền du lịch.

Tại dự thảo quyết định ban hành quy định quản lý và khai thác hồ Tây, UBND Hà Nội nêu danh mục 12 loại hình kinh doanh dịch vụ được phép khai thác ở khu vực này.

Cụ thể, Hà Nội dự kiến cho phép kinh doanh tàu du lịch, thuyền, xuồng, cano, xe đạp nước trên hồ, không lưu trú qua đêm.

Các loại hình khác bao gồm: Kinh doanh dịch vụ du lịch văn hóa, nghệ thuật, biểu diễn nghệ thuật, thể thao; sân tập golf nước trên hồ; dịch vụ bơi thuyền…

Cùng với đó, thành phố cho phép tổ chức các lễ hội truyền thống trên mặt hồ, hoạt động bơi, lặn; xe điện bánh lốp, xe đẹp, xích lô du lịch trên các tuyến đường dạo xung quanh hồ Tây; hoạt động thuyền lướt ván, thuyền buồm; biểu diễn nhạc nước; khinh khí cầu; bay dù lượn; vận chuyển hành khách du lịch bằng đường thủy…

du thuyen ho Tay anh 1

Năm 2016, Hà Nội yêu cầu dừng hoạt động bến thủy nội địa và các hoạt động kinh doanh có liên quan khu vực hồ Tây do không đảm bảo điều kiện theo quy định. Ảnh: Việt Linh.

UBND Hà Nội yêu cầu việc quản lý, khai thác hồ Tây phải đảm bảo phát triển bền vững, phục vụ cho lợi ích cộng đồng; mọi hoạt động liên quan đến quản lý hồ Tây tuân theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

UBND quận Tây Hồ sẽ là đầu mối quản lý toàn diện, tập trung, thống nhất và phối hợp với các sở ngành thành phố thực hiện các nhiệm vụ theo quy định; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc quản lý khu vực hồ Tây.

Đồng thời, thành phố không cho phép kinh doanh dịch vụ tự phát nơi công cộng trong phạm vi khu vực quản lý hồ Tây.

Với cơ sở kinh doanh dịch vụ, điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động là có giấy chứng nhận đảm bảo về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, y tế, an toàn thực phẩm, giấy phép môi trường…

Với các hoạt động có yếu tố nước ngoài, tổ chức hoặc cá nhân phải cung cấp danh sách, lý lịch cụ thể của người nước ngoài tham gia với phòng PA03 Công an Hà Nội.

Việc sử dụng không gian mặt hồ và địa điểm nằm trong khu vực quản lý hồ Tây phục vụ các hoạt động văn hóa, thể dục, du lịch phải được UBND quận Tây Hồ cấp phép theo quy định.

Trước đó vào năm 2015, Hà Nội chấp nhận đề xuất của Sở GTVT di dời toàn bộ tàu thủy nội địa trên hồ Tây (nằm trên phố Nguyễn Đình Thi - đường Thanh Niên) sang địa điểm mới, nhưng thời điểm đó, nhiều du thuyền tại đây không chịu di chuyển.

Đến năm 2017, UBND thành phố yêu cầu chấm dứt hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong phạm vi quản lý hồ Tây. Các chủ tàu thuyền sau đó được yêu cầu tự phá dỡ, nhưng trải qua 6 năm, việc này đến nay chưa hoàn tất.

Những cuốn sách hay về đô thị Hà Nội

Hà Nội chuyện xưa phố cũ gồm 39 đoản văn biên khảo về các hoạt động ở Hà Nội giữa thế kỷ XX trở về trước, từ chuyện phố xá, quy hoạch, đến chuyện ăn, chuyện mặc... của người Hà thành.

Mùa đi qua phố - bạn đọc sẽ rung động theo những cảm nhận riêng, đôi khi rất khác nhau về Hà Nội trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Hà Nội yêu cầu chấm dứt 14 dự án ở Mê Linh

Với 14 dự án chậm triển khai thuộc danh mục sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, Hà Nội yêu cầu sở, ngành và UBND huyện Mê Linh chấm dứt, dừng, tạm dừng dự án để rà soát.

Người Hà Nội thuê nhà dưới 15 m2 có thể không được đăng ký thường trú

UBND Hà Nội đề xuất khi thuê nhà, diện tích tối thiểu để người dân đăng ký thường trú là 8 m2 sàn/người ở ngoại thành và 15 m2 sàn/người ở nội thành.

Mỹ Hà

Bạn có thể quan tâm