Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Du học sao cho không nhọc

Sách "Được rồi, bay thôi!" của Phan Quốc Dũng chia sẻ những kinh nghiệm học tập, trải nghiệm du học và nhiều câu chuyện thú vị của một du học sinh tại Đức.

Tác giả Phan Quốc Dũng. Ảnh: Hải Phong.

Theo số liệu thống kê năm 2020 của Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện có khoảng 190.000 du học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại nước ngoài. Con số không nhỏ và cho thấy một nhu cầu được học hỏi và trải nghiệm lớn của sinh viên Việt Nam. Nhưng du học có những hình thức nào, có những loại học bổng nào, lập kế hoạc du học như thế nào... là những câu hỏi mà nhiều người vẫn chưa biết tìm câu trả lời ở đâu.

Được rồi, bay thôi!, theo tác giả cuốn sách, là một cuốn cẩm nang hay một quyển lưu bút về hành trình dài của một chàng trai Việt hiện thực hóa ước mơ du học bằng nỗ lực và phấn đấu.

Bắt đầu với ước mơ

Phan Quốc Dũng là thạc sĩ chuyên ngành Quản lý rừng nhiệt đới bền vững, học bổng toàn phần Eramus Mundus do Liên minh châu Âu tài trợ. Chia sẻ về Được rồi, bay thôi!, Phan Quốc Dũng cho biết cuốn sách gói ghém những "tâm huyết, trải nghiệm và kinh nghiệm cá nhân".

"Mình chỉ mong những thông tin và câu chuyện trong quyển sách này sẽ mang tới cho các bạn góc nhìn đa chiều hơn về chuyện du học cũng như cuộc sống xa xứ của du học sinh", Phan Quốc Dũng viết trong Lời mở đầu.

Cuốn sách được chia làm 3 chương chính, theo trình tự logic: "Mình có ước mơ du học"; "Mình săn học bổng" và "Mình đi du học".

Phan Quốc Dũng tin rằng ước mơ cháy bỏng của anh từ khi còn nhỏ đã trở thành động lực để anh nỗ lực và phấn đấu. Và cứ học nhiều, cứ trải nghiệm nhiều, giấc mơ càng lớn. Bên cạnh việc có ước mơ, để đi du học, sinh viên cũng cần có những tố chất khác như chịu thay đổi, chịu được áp lực và chủ động trong cuộc sống.

Quyết định dấn thân vào hành trình du học, ta cần lập kế hoạch rõ ràng: cân nhắc về bậc học và ngành học, chọn điểm đến và suy tính các lựa chọn dựa trên tình hình tài chính. Ngay ở khâu chuẩn bị đã không hề đơn giản, vì vậy, tác giả nhấn mạnh rằng du học không phải toàn màu hồng.

"Hành trình đó chỉ dành cho những người có đam mê và hoài bão đủ lớn, có sự chuẩn bị kỹ càng để sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách và khó khăn. Du học không đơn giản là đi để có cái mác 'sang chảnh' khoe với mọi người mà là hành trình của sự thay đổi và trưởng thành", trích nội dung sách.

bi kip du hoc anh 1

Sách Được rồi, bay thôi! chia sẻ nhiều kinh nghiệm du học. Ảnh: AV.

Tìm kiếm học bổng du học

Theo sách, tìm học bổng là một bước quan trọng cần thực hiện càng sớm càng tốt. Có những thông tin quan trọng như thời gian cấp học bổng, giá trị học bổng, yêu cầu học bổng...

Nhưng tìm thông tin học bổng ở đâu? Nguồn thông tin nào mới uy tín, chất lượng? Có nên tìm đến công ty tư vấn du học hoặc các mentor? Đây là những nội dung Phan Quốc Dũng tập trung giải đáp trong chương 2. Tác giả đi sâu vào những ví dụ cụ thể, liệt kê những đầu mối thông tin hữu ích cho người đọc có thể tự làm theo.

Trau dồi và chuẩn bị cho việc du học là một quá trình dài. Chuẩn bị để đạt học bổng cùng đòi hỏi nhiều bước. Để chứng minh khả năng của mình, sinh viên không chỉ cần học tập tốt trên lớp mà còn cần năng nổ tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, học và lấy chứng chỉ... Quan trọng hơn cả là cải thiện ngoại ngữ.

Cuốn sách cũng bật mí một vài bí kíp hiệu quả để nâng cao khả năng ngoại ngữ như "Nghe thụ động", "Viết nhật ký"... Ngoại ngữ giờ đây được coi như một tấm hộ chiếu trong hành trang khám phá thế giới.

Không chỉ trau dồi khả năng nghe hiểu, ngoại ngữ cần được mài giũa thành kỹ năng và quy đổi ra điểm số trên các chứng chỉ quốc tế. "Nếu không có ngoại ngữ, không có các chứng chỉ chứng minh năng lực và trình độ đồng nghĩa với việc bạn sẽ không đủ điều kiện để đăng ký vào các chương trình học bổng du học", trích nội dung sách.

Với giọng văn hóm hỉnh, Được rồi, bay thôi! cung cấp nhiều kiến thức cụ thể, chi tiết mà không khô khan. Đặc biệt, tác giả giới thiệu nhiều khái niệm mới và lạ như #Utachi, #Tadishin hay #Taditaway. Nhiều câu chuyện thực tế với bài học trực tiếp giúp độc giả cảm thấy gần gũi và dễ tiếp cận. Cuốn sách tựa cuốn cẩm nang hướng dẫn du học sao cho không nhọc.

Bà Nguyễn Thúy Hằng, Cán bộ Hợp tác Doanh nghiệp & Phát triển kỹ năng, Phòng Công tác sinh viên, Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng Được rồi, bay thôi! tựa như cẩm nang săn học bổng mà "thợ săn" nào cũng nên nằm lòng. Mai Mai - Thạc sĩ Quốc tế học tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng nhận xét: "Hòa mình vào hành trình theo đuổi ước mơ du học của Phan Quốc Dũng khiến bản thân mình thấy được truyền cảm hứng rất nhiều".

Được rồi, bay thôi! là cuốn sách Phan Quốc Dũng viết để nhìn lại, bóc tách và đưa độc giả đi khám các chân trời mới. Và khi đã hiểu cặn kẽ quy trình cùng những bí kíp cần thiết, chuyện du học sẽ không còn quá nhọc nhằn nữa.

Những cuốn sách khuyến khích học sinh ra biển lớn

Các cuốn sách viết về hành trình của những học sinh nỗ lực để tìm kiếm tri thức hiện đại, thành công dân toàn cầu có thể tiếp lửa cho độc giả ấp ủ ước mơ du học.

Du học sinh viết sách

Góp nhặt trải nghiệm khi sống ở đất nước xa lạ, một số du học sinh đã viết nên những cuốn sách kể về quốc gia mình đã theo học.

Kinh doanh tu cong dong hinh anh

Kinh doanh từ cộng đồng

0

Xây dựng diễn đàn để khách hàng chia sẻ trải nghiệm là cách nhiều thương hiệu áp dụng. Dựa trên các nhu cầu của khách hàng, nhiều sản phẩm được cải tiến, nâng cao chất lượng.

Anh Vũ

Bạn có thể quan tâm