Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dragon Capital trở thành cổ đông lớn của Hoa Sen Group

Với thị giá cổ phiếu HSG đang dao động quanh mức 16.000 đồng/cổ phiếu, nhóm Dragon Capital ước chi khoảng 18 tỷ đồng cho thương vụ tăng sở hữu tại Hoa Sen Group lần này.

Nhóm 5 quỹ có liên quan đến Dragon Capital quản lý vừa thông báo đã mua vào 1,1 triệu cổ phiếu Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) ngày 28/3. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm quỹ ngoại đã tăng từ 4,86% lên 5,05% và chính thức trở thành cổ đông lớn tại Hoa Sen Group từ ngày 30/3.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HSG đang có diễn biến tích cực kể từ đầu năm 2023 khi đã tăng hơn 40% từ đầu năm. Hiện, thị giá HSG đang dao động quanh mức 16.000 đồng/cổ phiếu, tăng gấp đôi sau chưa đầy 5 tháng gần nhất. Với thị giá này, ước tính nhóm Dragon Capital đã chi khoảng 18 tỷ đồng cho thương vụ kể trên.

Về tình hình kinh doanh của Hoa Sen Group, doanh nghiệp được mệnh danh là “vua tôn” này vừa có 2 quý báo lỗ liên tiếp. Ở quý I niên độ tài chính 2022-2023, Hoa Sen báo lỗ 680 tỷ đồng sau thuế, trong khi cùng kỳ niên độ trước vẫn lãi dương 638 tỷ đồng.

Tuy nhiên, con số này vẫn khả quan hơn nhiều so với kết quả kinh doanh quý liền trước đó. Ở quý IV niên độ 2021-2022, nhà sản xuất tôn thép này đã lỗ tới 887 tỷ đồng do kinh doanh dưới giá vốn.

Hoa Sen có quý thua lỗ thứu hai liên tiếp
Dữ liệu: HSG.
NhãnQuý II niên độ 2020-2021IIIIVQuý I niên độ 2021-2022IIIIIIVQuý I niên độ 2022-2023
Doanh thu thuần Tỷ đồng 10846129841579716934126611217779397917
Lợi nhuận sau thuế
10351702940638234265-887-680

Ở niên độ tài chính 2022-2023, Hoa Sen đặt ra trên hai kịch bản. Kịch bản đầu tiên dựa trên sản lượng thành phẩm đạt 1,4 triệu tấn, mang về doanh thu 34.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 100 tỷ đồng, thấp hơn 60% so với mức lãi ròng thu được cùng kỳ năm ngoái.

Kịch bản còn lại có sản lượng tiêu thụ tương đối khả quan hơn với 1,5 triệu tấn thành phẩm, công ty dự kiến thu 36.000 tỷ đồng và lãi ròng 300 tỷ đồng.

Trong niên độ mới này, Hoa Sen còn dự kiến tổ chức triển khai dự án tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình hoạt động của tập đoàn theo lộ trình phù hợp với diễn biến thị trường.

Triển vọng ngành thép trong năm 2023 được dự báo tiếp tục khó khăn, đặc biệt trong nửa đầu năm. VNDirect đánh giá các nhà sản xuất thép trong nước đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như nhu cầu xây dựng toàn cầu giảm, giá nguyên liệu đầu vào tăng và dư thừa nguồn cung từ cuối năm 2022.

Riêng Hoa Sen, các chuyên gia tại Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định khó khăn của doanh nghiệp thậm chí gấp đôi so với các doanh nghiệp trong ngành bởi công ty hoạt động ở cả phân khúc sản xuất và bán lẻ.

Dù vậy, VDSC cho rằng tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp này dự kiến trở lại mức dương từ quý II và phục hồi tốt hơn trong nửa sau của năm 2023 với sự hỗ trợ nhiều hơn từ nhu cầu quay trở lại ở các thị trường phương Tây trong khi cạnh tranh với Trung Quốc và Ấn Độ giảm bớt.

Tương tự, SSI Research dự báo lợi nhuận của Hoa Sen trong năm 2023 có thể phục hồi khoảng 35%, đạt 340 tỷ đồng do không còn hàng tồn kho chi phí cao và chi phí lãi vay giảm. Tăng trưởng lợi nhuận có thể phục hồi từ nửa cuối năm tài chính 2023.

Hoa Sen rót thêm tiền vào công ty bất động sản

CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) cho biết sẽ tăng vốn điều lệ vào CTCP Hoa Sen Yên Bái nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và triển khai dự án.

Hoa Sen đặt mục tiêu có thể thu 36.000 tỷ trong năm nay

Chứng kiến hai quý lỗ ròng liên tiếp, Hoa Sen vừa đưa ra hai kịch bản lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng300 tỷ đồng, đều thấp hơn so với kế hoạch 10 năm trở lại đây.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm