Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đột biến tăng trưởng tín dụng

Ngày 1/12/2014, Chính phủ có thông cáo về phiên họp thường kỳ tháng 11. Con số tăng trưởng tín dụng đưa ra đã có sự đột biến.

Cụ thể, thông cáo cho biết, tăng trưởng tín dụng tiếp tục cải thiện, đến 27/11 đã tăng 10,22% so với cuối năm 2013. Với diễn biến trên, tháng 11 là thời điểm tín dụng tăng trưởng mạnh nhất kể từ đầu năm (so sánh tương đối do các mốc chốt số liệu hàng tháng có khác nhau). Trước đó, tính đến ngày 24/10, tăng trưởng tín dụng mới chỉ ở mức 7,85% so với cuối năm 2013.

Tại nghị quyết về phiên họp thường kỳ tháng 7/2014, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu đề ra, không để dồn vào thời điểm cuối năm.

Tại nghị quyết về phiên họp thường kỳ tháng 7/2014, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu đề ra, không để dồn vào thời điểm cuối năm.

Như vậy, một lần nữa diễn biến tăng trưởng tín dụng dồn vào cuối năm lặp lại. Và với tốc độ có trong tháng 11, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện đúng như định hướng đưa ra đầu năm, cả năm tăng trưởng từ khoảng 12-14%.

Đáng chú ý, tại nghị quyết về phiên họp thường kỳ tháng 7/2014, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu đề ra, không để dồn vào thời điểm cuối năm.

Ngoài diễn biến trên của tăng trưởng tín dụng, tính từ đầu năm đến cuối tháng 11, Kho bạc Nhà nước đã huy động tới hơn 190.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Phần lớn khối lượng này có từ sự tham gia của các ngân hàng thương mại.

Lãi suất khó giảm sâu nhưng cần ổn định

Xung quanh câu chuyện “bung ra làm ăn nhưng ngại lãi suất”, các doanh nghiệp (DN) thừa nhận khó có thể kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm.

http://vneconomy.vn/tai-chinh/dot-bien-tang-truong-tin-dung-20141202124928972.htm

Theo Kim Dung/ VnEconomy

Bạn có thể quan tâm