Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Động vật lớn lên trong bụng mẹ như thế nào? (kỳ 2)

Dù là loài đẻ trứng hay động vật có vú, việc mang thai hoặc sinh ra những cá thể mới thực sự là một trong những kỳ quan vĩ đại nhất của tự nhiên.

Động vật lớn lên trong bụng mẹ như thế nào? (kỳ 2)

Dù là loài đẻ trứng hay động vật có vú, việc mang thai hoặc sinh ra những cá thể mới thực sự là một trong những kỳ quan vĩ đại nhất của tự nhiên.

Beo châu Phi

Bất kể con beo nào cũng ghét nước nhưng khi còn nằm trong bụng mẹ, nước ối chính là lớp bảo vệ hoàn hảo giúp bào thai beo châu Phi sinh trưởng và phát triển. Gần như nằm bất động trong tháng đầu tiên kể từ khi được thụ thai nhưng bước sang tháng tuổi thứ 2, những con beo châu Phi đã bắt đầu vẫy vùng trong bụng mẹ.

Cũng chỉ từ tháng thứ 2 trở đi, beo châu Phi đã bắt đầu mọc lông cùng với khả năng hoàn thiện cơ thể, nhằm biến nó trở thành một trong những động vật săn mồi nhanh nhất hành tinh. Với chiều dài cơ thể lên tới 80 cm, đuôi dài 30, hình dáng của beo châu Phi là đặc lợi mà tự nhiên ban cho loài động vật này để chạy nhanh.

Rắn

Giống với các loài bò sát khác, rắn con sinh trưởng và phát triển trong vỏ trứng. Trái ngược với vẻ ngoài lanh lợi và nguy hiểm của những con rắn trưởng thành, hình hài rắn nằm trong vỏ trứng trông khá ngộ nghĩnh và gợi cho người ta hình dung về một sinh vật kỳ dị ngoài hành tinh.

Khi còn nằm trong trứng ở thời kỳ đầu hình thành, não, cột sống và mắt của rắn non dễ dàng được quan sát nhất. Theo thời gian, kích thước cơ thể của loài động vật này sẽ tăng lên, giúp chúng sở hữu một thân hình linh hoạt và lanh lợi khi chào đời.

Thú có túi Opossum

Sinh con nhưng thú có túi Opossum tiếp tục nuôi con trong một vùng đặc biệt ở trước bụng. Chính vì lẽ đó, những con Opossum rất yêu ớt và nhỏ bé khi được sinh ra. Sau khi chuyển vào sống ở chiếc túi đặc biệt có chứa các tuyến sữa trước bụng mẹ, những con non tiếp tục sinh trưởng và phát triển. Khi ra sống ngoài môi trường tự nhiên, Opossum coi như được sinh ra lần nữa.

Cá mập chanh

Khi mới được hình thành, cá mập chanh chỉ nhỏ bằng một con nòng nọc với những lớp mang đặc biệt. Trong vài tuần, nó tiếp tục sinh trưởng và phát triển để khi ra đời, cá mập chanh sẽ trở thành loài cá mập sống gần bờ lớn hàng đầu.

Sống ở những vùng biển ven bờ Đại Tây Dương, khu vực từ bang New Jersey (Mỹ) tới Brazil và dọc bờ biển Tây Phi và Thái Bình Dương, những con non có thể phát triển đến chiều dài 2,5–3 m. Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học khẳng định, rất khó phát hiện bố của cá mập chanh bởi con mẹ có thể lấy giống từ 4 con đực khác nhau khi giao phối.

Gấu Bắc cực

Trong suốt 2/3 quá trình mang thai, gấu Bắc Cực đã được bao phủ bởi một lớp lông dày và có móng vuốt nhỏ. Khi nằm trong bụng mẹ, gấu Bắc Cực rất thân thiết với anh em của nó thông qua hành động ôm ấp. Tuy nhiên, khi chào đời, gấu Bắc cực lại phải cạnh tranh nhau rất khốc liệt bởi môi trường sống khắc nghiệt ở cực Bắc.

Khi chào đời, gấu Bắc cực có thể phát triển kích thước cơ thể từ 400–600 kg, cá biệt, có thể lên tới 800 kg. Những con cái thường mang thai khoảng 195–265 ngày trước khi sinh con. Gấu Bắc cực thường sinh đôi với cân nặng con con khoảng 600–700 g khi chào đời. Những con non sẽ bú mẹ gần 2 năm trước khi thay răng và ăn được các loại thực phẩm khác.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm