Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đóng cọc xuyên tim 'ma cà rồng' thời Trung cổ

Ở thời Trung cổ, những người bị coi là ma cà rồng không chỉ phải gánh chịu kết cục bi thảm mà thi thể họ còn bị hành hạ, ngay cả khi yên nghỉ dưới đất sâu.

Đóng cọc xuyên tim 'ma cà rồng' thời Trung cổ

Ở thời Trung cổ, những người bị coi là ma cà rồng không chỉ phải gánh chịu kết cục bi thảm mà thi thể họ còn bị hành hạ, ngay cả khi yên nghỉ dưới đất sâu.

Bị ám ảnh bởi việc ma cà rồng tái sinh gây họa cho những người còn sống, người Trung cổ ở châu Âu làm mọi cách có thể nhằm đảm bảo những con ma không thể sống dậy. Trong thế giới hiện đại, những hành động đó được coi là vô nhân đạo nhưng ở thời điểm nỗi ám ảnh ma cà rồng phủ bóng, đây là cách giúp con người cảm thấy yên tâm.

Đóng cọc sắt xuyên tim “ma cà rồng”

 
 Hài cốt "ma cà rồng" bị gai đâm xuyên tim.

Hàng loạt ngôi mộ kỳ lạ có niên đại từ thời Trung cổ được phát hiện ở Anh đều có những cọc sắt đóng xuyên tim, vai và mắt cá chân. Cách thức chôn cất dị thường ở những ngôi mộ này khiến các chuyên gia khảo cổ tin rằng, đây là mộ phần của những người bị cáo buộc là ma cà rồng, sống ở những năm 550–700 sau Công nguyên.

Những chiếc cọc sắt đóng xuyên qua cơ thể nạn nhân chính là tà thuật, được áp dụng đối với những người bị coi là nguy hiểm như ma cà rồng. Đa phần những người phải gánh kết cục bi thảm đều bị xã hội ruồng bỏ bởi hành vi bất thường của chính bản thân họ chứ không gây ra bất kể đe dọa nào tới cuộc sống của người khác.

Có đôi chút khác biệt với những ngôi mộ ma cà rồng ở Anh, người Bulgari chọn cách đóng thanh sắt lớn xuyên tim của kẻ bị coi là ma và rồng để ghim chặt cái xác xuống lòng đất. Các nhà khảo cổ cho biết, cách chôn cất ở những ngôi mộ “ma cà rồng” có niên đại từ đầu thế kỷ 20 ở các làng quê Bulgari là phương pháp ngăn cản họ sống dậy vào lúc nửa đêm để đe dọa người còn sống.

Chèn gạch vào miệng người quá cố

 
 "Ma cà rồng" bị chèn gạch vào miệng.

Được phát hiện ở Venice, Italy trong ngôi mộ tập thể của những người mắc bệnh dịch hạch, các nhà khảo cổ học vô cùng kinh ngạc khi phát hiện trong miệng hài cốt của một phụ nữ có viên gạch khá lớn án ngữ. Có niên đại khoảng 400 năm, viên gạch bên trong miệng là bằng chứng cho thấy người phụ nữ bị đối xử như một con ma cà rồng.

Vào thời điểm xảy ra dịch hạch, các ngôi mộ tập thể thường xuyên bị đào bới để chôn cất thêm những người mới chết. Khi phát hiện một trong những hài cốt được chôn trước đó có dấu hiệu bất thường, cụ thể là máu chảy ra từ miệng cùng một lỗ thủng trên tấm vải liệm, những người Trung cổ coi đây là hài cốt của ma cà rồng.

Khi dịch bệnh lây lan cướp đi mạng sống của 50.000 người, tương đương 1/3 dân số thành phố Venice, người ta đổ lỗi cho ma cà rồng là nguyên nhân gây ra dịch bệnh. Để con ma không thể đội mồ sống dậy tấn công những người còn sống, người ta nhét viên gạch lớn vào miệng thi thể bị cho là ma cà rồng.

Cắt đầu ma cà rồng đặt xuống chân

 
 Đầu "ma cà rồng" bị cắt và đặt xuống dưới chân.

Các nhà khảo cổ Ba Lan vừa phát hiện những ngôi mộ của những người bị coi là ma cà rồng trong quá khứ. Các bộ xương được tìm thấy đều có phần đầu bị cắt lìa khỏi cổ để đặt xuống dưới chân. Sự kỳ dị của phương pháp mai táng này khiến các nhà khảo cổ tin rằng, những người nằm dưới mộ từng bị coi là ma cà rồng.

Với nhiều trường hợp bị coi là ma cà rồng, việc chặt đầu sẽ được thay thế bằng biện pháp treo cổ. Tuy nhiên, những xác người bị coi là ma cà rồng sẽ không được hạ xuống mà cứ treo lơ lửng ở đó tới khi phần đầu rụng lìa khỏi cơ thể. Tới lúc này, người ta mới mang thi thể của người bị coi là ma cà rồng đi chôn, với cách thức tương tự những người bị chặt đầu.

Cũng như những cách thức chôn cất khác, người Ba Lan tin rằng việc để đầu xuống dưới chân sẽ khiến những con ma cà rồng không thể đội mồ sống dậy làm hại người khác. Tuy nhiên, cách thức man rợ này cũng thể hiện sự giận dữ cũng như nỗi sợ hãi tột độ của những người sống ở thời Trung cổ với ma cà rồng, dù không có bất kể bằng chứng đáng tin cậy nào về sự tồn tại của chúng.

Chôn sống người bị cho là ma cà rồng

Vào thời điểm niềm tin đối với sự tồn tại của ma cà rồng đạt mức đỉnh điểm, mọi hành động khá bình thường của con người đều dễ dàng bị coi là dấu hiệu của ma cà rồng. Các tài liệu ghi lại cho thấy, ở Hy Lạp, một người có thể bị chôn sống nếu như họ nói lảm nhảm trong lúc ngủ.

Một số người không kịp tỉnh dậy khiến họ bị chôn sống nhưng đối với những người kịp thoát cơn mê sảng, số phận của họ còn thê thảm hơn. Không được thân nhân, hàng xóm ăn mừng như những người từ cõi chết trở về, họ còn bị chính dân làng ném đá tới chết bởi nỗi ám ảnh ma cà rồng tỉnh giấc làm hại người sống.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm