FinTech là thuật ngữ được dùng để chỉ các công ty cung cấp giải pháp công nghệ trong lĩnh vực tài chính bao gồm: thanh toán, chuyển tiền, vay nợ, gây quỹ, quản lý tài sản, bảo hiểm… Chính vì sự tiện lợi và tính hiện đại của những giải pháp mà FinTech mang lại, nhiều ngân hàng trên thế giới đã cân nhắc việc hợp tác với Fintech nhằm cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích đến khách hàng.
FinTech Việt đang chuyển mình
Với khoảng hơn 30 triệu người dùng mỗi năm và hàng nghìn người khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, FinTech đang trở thành trào lưu tài chính hiện nay, đặc biệt là ở thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam.
Vừa qua, chương trình “Propelling your startup dreams - Đòn bẩy cho giấc mơ khởi nghiệp” do Ngân hàng UOB và The FinLab phối hợp tổ chức đã đánh dấu sự khởi sắc cho cộng đồng khởi nghiệp nói chung và thị trường FinTech Việt Nam nói riêng. Ngoài Việt Nam, chương trình này đã có nhiều hoạt động đặc sắc khác để kết nối những startup của các nước trong khu vực như: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ…
“Propelling your startup dreams - Đòn bẩy cho giấc mơ khởi nghiệp” là một trong những chương trình được cộng đồng Fintech Việt mong đợi.
|
Bên cạnh những ông lớn đang chiếm lĩnh thị trường, Việt Nam hiện có khá nhiều thương hiệu thành công trong lĩnh vực này như: Money Lover, BankGo hay F88… Tại chương trình “Propelling your startup dreams - Đòn bẩy cho giấc mơ khởi nghiệp”, các FinTech start-up đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, nhiệt huyết và đam mê dành cho “đứa con tinh thần”. Đây là tiền đề mở ra hướng đi mới cho các bạn trẻ có đam mê trong lĩnh vực FinTech.
Lợi thế từ “sân nhà" Việt Nam
Việt Nam có hơn 90 triệu dân và cơ cấu dân số trẻ. Các chuyên gia dự đoán đến năm 2020, hơn 80% dân số nước ta sẽ sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán. Đây chắc chắn là cơ hội lớn cho các start-up tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cần nhiều hơn thế để có thể vươn ra biển lớn.
Tại sự kiện, ông Felix Tan - Giám đốc điều hành The FinLab tại Singapore giới thiệu những chương trình mà The FinLab muốn hỗ trợ cho các nhà khởi nghiệp FinTech.
Đơn cử như The Finlab Cycle 2 sắp tới sẽ giúp các FinTech start-up dễ dàng tiếp cận với sân chơi lớn, nắm bắt xu hướng công nghệ FinTech toàn cầu thông qua các hoạt động tư vấn và đào tạo từ đội ngũ chuyên gia của ngành tài chính và kinh doanh.
Đây cũng là một trong những lợi thế mà cộng đồng khởi nghiệp không dễ có được. Điểm đáng chú ý là mạng lưới kết nối toàn cầu mà Ngân hàng UOB và The FinLab có thể đem lại cho các start-up khi tham gia The FinLab Cycle 2.
Ông Felix Tan tin rằng, Việt Nam là môi trường thuận lợi giúp các startups có thể phát triển và vươn xa đến các nước trong khu vực. Ông khẳng định: “Chúng tôi đã theo dõi tiến độ phát triển của FinTech Việt Nam và nhận thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này. Đó là một trong các lý do khiến chúng tôi quyết định đặt chân đến đây".
"Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giúp cộng đồng FinTech Việt Nam nhận ra những giá trị mà chúng tôi có thể mang đến cho các bạn, để mọi người biết đến The FinLab, cũng như sự hợp tác giữa The FinLab và Ngân hàng UOB”, ông Felix Tan cho biết thêm.
Ông Felix Tan - Giám đốc điều hành The FinLab tại Singapore phát biểu tại sự kiện.
|
Ông Felix Tan rất lạc quan về tính khả thi của các start-up Việt trong thời gian tới, tuy nhiên ông cũng cảnh báo: “Các bạn start-up cần cân nhắc đầu tư nghiêm túc vào chiến lược tiếp thị sản phẩm, cách thức để xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng. Bạn sẽ phải tốn khá nhiều chi phí để đầu tư cho việc này”.
Kết thúc sự kiện “Propelling your startup dreams - Đòn bẩy cho giấc mơ khởi nghiệp”, các start-up đều thể hiện mong muốn được tham dự vào chương trình The FinLab Cycle 2 với nguồn vốn đầu tư lên đến 30.000 SGD và các hỗ trợ đặc biệt khác. Đây chắc chắn sẽ là “đòn bẩy” giúp các FinTech start-up có thể tiến xa hơn trên con đường của mình.
Start-up nộp đơn đăng ký The FinLab Cycle 2 trực tuyến tại đây, tạo nhóm, trả lời chi tiết câu hỏi và nộp đơn đăng ký, hoặc gửi bộ slide/video về info@thefinlab.com với chủ đề là "APPLICATION (Vietnam)") kèm thông tin chi tiết về nhóm, nêu vấn đề, giải pháp. Hạn nộp đơn vòng 1 đến hết ngày 17/3.