Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Đời tôi thay đổi khi dùng iPhone'

Tôi mua một chiếc iPhone bởi sẽ không phải buồn bã như trước nữa - lời thú nhận của một cây viết công nghệ từ trang The Verge.


Sottek, biên tập viên công nghệ của The Verge thú nhận, cuộc sống của anh có nhiều chuyển biến tích cực khi quyết định chuyển sang dùng iPhone, sau nhiều năm gắn bó với Android. Khác với mẫu người dùng smartphone thông thường, Sottek tự nhận mình sống khép kín mà không muốn lệ thuộc vào điện thoại. Phong cách sống ẩn dật khiến anh từng từ bỏ mạng xã hội, nhưng iPhone đã thay đổi.

"Tôi từng nghĩ sẽ chẳng bao giờ mua một chiếc iPhone cho đến khi thực sự làm điều đó. Trong một buổi tối, khi cầm trên tay chiếc Moto E rẻ tiền của mình và bắt đầu cảm thấy không thích nó, tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm buồn về chiếc HTC One đắt tiền không may mắn bị hỏng, tiếp đến là Nexus 5. Đó thật sự là những cảm giác khủng khiếp nhất mà tôi sẽ chẳng bao giờ muốn nhắc lại", Sottek mở đầu câu chuyện của mình bằng trải nghiệm tồi trên các thiết bị Android cao cấp lẫn giá rẻ. 

"Nhưng hôm đó thời tiết cũng thật dễ chịu, nó khiến lòng tôi thư thái hơn. Tôi đã cuốc bộ một đoạn đường đến cửa hàng của nhà mạng T-mobile. Bước vào trong, tôi đã tìm mua một chiếc iPhone, chỉ trong 10 phút.

Bạn có nghĩ đây là một quyết định dại dột, bốc đồng không? Nhưng tôi lại nghĩ, đó là một quyết định tuyệt vời, bởi mình sẽ không còn buồn khi dùng.

Chiếc Nexus 5 bị vỡ và chiếc Moto E buồn tẻ của Sottek. Ảnh: The Verge.

Tôi là người có thái độ rất “dễ dãi” với công nghệ, làm việc cho The Verge đã khiến cho cuộc sống của tôi trở nên bớt nhàm chán hơn. Nhưng một cách trung thực, dù tôi đánh giá cao những thành tựu mà con người đang mang đến, nhưng tôi không quan tâm đến xu hướng phát triển trên Android hay đồng hồ thông minh. Dựa vào kinh nghiệm tích lũy vốn có, tôi thấy đó sẽ chỉ là những sản phẩm ngớ ngẩn. Cho dù, nó có được đưa lên trang huy động vốn như Kickstarter chẳng hạn, thì cũng sẽ chẳng đi đến đâu.

Tuy nhiên, chúng ta có thể khẳng định lại, đó là tất cả những nỗ lực để nhằm thu hút khoảng cách giữa người dùng.

Bạn thường nhận được hàng tá thông báo trên điện thoại của mình, còn tôi thì không. Tôi chỉ chừa lại những thứ không thể tắt đi như các cuộc gọi hay tin nhắn văn bản. Tôi đang cố thử theo cách của mình, tạm rời xa công nghệ để một khi quay lại sử dụng, tôi sẽ cảm thấy không lệ thuộc vào điện thoại. Chính điều này sẽ khiến tôi chẳng cần thiết phải lúc nào cũng kè kè bên mình smartphone.

Điều đó cũng có nghĩa, tôi sẽ chẳng quan tâm đến email, những dòng tweet, Instagram. Tất cả những thứ đó cũng như một sự thử thách mạnh. Tôi sẽ chẳng bao giờ biết mọi người đang làm gì và chỉ gặp họ theo cách của riêng mình.

Đó chỉ là một nửa sự thật của câu chuyện

Đó là những gì tôi đã nói với mình trong suốt nhiều năm qua. Chúng là triết lý vốn phục vụ cho cuộc sống của tôi, nhưng chỉ mới là một nửa sự thật!

Điều còn lại, lúc nào tôi cũng cảm thấy cô đơn và buồn. Tôi đã học được cách đương đầu với những phiền muộn này giống như cách ai đó phó với cơn đau mãn tính ở chân. Bạn sẽ bị tách biệt với thế giới. Đôi lúc bạn trở nên hoài nghi. 

Cứ như vậy chính, nó sẽ làm cho bạn sợ và không tin vào tình yêu. Bạn sẽ không bao giờ dứt ra được nếu như không học cách cho đi để nhận về hạnh phúc.

Trong một khoảng thời gian dài, cuộc sống của tôi đã cách ly hoàn toàn với công nghệ. Tôi đã bỏ đi chính là những người trong cuộc sống của mình. Tôi không dùng Facebook, bởi nó làm cho cuộc sống trở nên rắc rối.

Dù có rất nhiều thứ rác rưởi trên Facebook, nhưng tôi có cảm giác thiếu thốn nếu không quan tâm đến những người mình yêu quý. Tuy nhiên, không nhìn thấy cuộc sống của người khác cũng là một cách để tôi cảm thấy dễ chịu hơn khi buồn.

Tôi từng mua một chiếc điện thoại rẻ tiền vì nó hợp với cách sống ẩn dật của mình. Bởi vì, khi mua một chiếc Android 150 USD, tôi không quan trọng quá đến công nghệ của nó, mà chỉ cần những chức năng thông dụng.

Tôi quan niệm điện thoại không phải  là vật dụng quá cần thiết trong cuộc sống, chỉ cần những chức năng thông dụng cũng như ứng dụng miễn phí Uber.

Sự thật, điện thoại có thể làm mọi thứ tốt như tôi mong đợi và không có vấn đề gì xảy ra. Tôi luôn kiểm soát việc sử dụng điện thoại theo hướng trái hẳn với mọi người. Tôi không có nhiều cuộc nói chuyện thông qua những ứng dụng khác nhau. Tôi không muốn giao tiếp với quá nhiều người.

Tôi sở hữu iPhone không phải vì nó làm cho tôi hạnh phúc. Tôi mua nó vì mọi thành viên trong  gia đình sử dụng iPhone, và tôi đã không thể tham gia vào nhóm iMessage để nói chuyện với họ khi sử dụng một máy Android.  

Giờ đây, tôi có thể gần với họ hơn trước, mặc mọi người bị ràng buộc vào nền tảng riêng của Apple. Từ bây giờ, tôi muốn bắt đầu sử dụng Facebook một lần nữa để tìm lại những thứ khác tôi đã từng bỏ rơi trong sai lầm của mình. Cho đến nay, đây có vẻ như là sản phẩm mang lại cho tôi nhiều trải nghiệm nhất.

Tôi vẫn nhận được nhiều thứ hơn trên chiếc iPhone dù những thông báo vẫn được tắt đi, nhưng không sao. Vấn đề là tôi muốn tìm lại những người đã bỏ qua và tìm thấy được. Đó là cách tốt nhất khi sở hữu một chiếc điện thoại thông minh trong việc kết nối với bạn bè". 

Cả thế giới thiên vị iPhone

Apple là thứ tôn giáo và người dùng là những con chiên ngoan đạo phục tùng vô điều kiện.

Vì sao iPhone được người Việt yêu thích? Có mặt ở Việt Nam từ 2007, iPhone trở thành dòng smartphone được yêu thích nhất. Doanh số sản phẩm này tăng mạnh từ cuối 2014, chiếm 20% giá trị di động bán ở Việt Nam.

Duy Nguyễn

Bạn có thể quan tâm