Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Doanh nghiệp xăng dầu không phải muốn tăng giá là tăng'

Theo Bộ Công Thương, tuy rất chia sẻ với người dân về việc xăng tăng giá hai lần trong một tháng, nhưng dưới áp lực tăng giá của nhiên liệu thế giới, giá trong nước phải buộc điều chỉnh.

'Doanh nghiệp xăng dầu không phải muốn tăng giá là tăng'

Theo Bộ Công Thương, tuy rất chia sẻ với người dân về việc xăng tăng giá hai lần trong một tháng, nhưng dưới áp lực tăng giá của nhiên liệu thế giới, giá trong nước phải buộc điều chỉnh.

Trả lời về việc giá xăng dầu tăng tới 2 lần trong tháng 6 ở cuộc họp chiều nay, ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương, cho biết rất chia sẻ mối quan tâm của người tiêu dùng. "Nếu thực sự giá xăng dầu thế giới giảm thì việc tăng giá như vậy là bất hợp lý. Nhưng trên thực tế, giá xăng thế giới chính thức mà liên bộ Tài chính - Công thương tổng hợp thì lại có xu hướng tăng".

Theo đó, nếu tính giá bình quân 30 ngày đến 31/5 thì giá xăng RON 92 của thế giới là 111,08 USD một thùng. Đến 13/6, giá bình quân 30 ngày tăng lên là 112,97 USD/thùng và đạt 114,442 USD/thùng vào ngày 27/6. Như vậy, việc điều chỉnh tăng giá như trong thời gian qua là đúng theo quy định của nghị định 84 về quản lý xăng dầu.

Giá xăng đã tăng 2 lần trong tháng 6, với tổng mức tăng tối đa là 753 đồng/lít.

Ông Chiến cũng cho biết, khi điều chỉnh giá bán không phải không sử dụng các công cụ khác, mà đã trích quỹ bình ổn giá, và mức tăng thực tế cũng có biên độ khá hẹp. Cụ thể là vào ngày 14/6, sau khi trích quỹ bình ổn giá, mức điều chỉnh giá xăng tối đa cũng chỉ là 426 đồng/lít, còn ngày 28/6, biên độ cũng chỉ là 327 đồng/lít.

Đại diện của Vụ thị trường trong nước cũng cho hay, không có chuyện doanh nghiệp muốn tăng giá xăng bao nhiêu thì tăng. "Theo các công văn của Bộ Tài chính gửi cho các doanh nghiệp, trên cơ sở chênh lệch giá bán lẻ hiện hành và giá cơ sở, liên bộ Tài chính Công thương yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh, đầu mối chủ động rà soát lại phương án giá, cách tính giá để quyết định giá bán phù hợp quy định, tạo lập giá bán xăng dầu cạnh tranh trong nước, nhưng tối đa không được vượt quá mức chênh lệch nêu trên. Tất nhiên, chúng ta đang tiến tới một thị trường xăng dầu cạnh tranh, do đó, sẽ từng bước trao quyền chủ động cho doanh nghiệp, nhưng vẫn phải có sự quản lý của Nhà Nước, doanh nghiệp không phải muốn làm gì thì làm".

Về tiến độ báo cáo rà soát các quy hoạch kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc, ông Nguyễn Xuân Chiến cho biết, hiện mới có 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM có báo cáo rà soát gửi về Bộ. "Việc rà soát không phải một sớm một chiều, các địa phương cũng phải thành lập đoàn, tiến hành các thủ tục rà soát... thì mới có báo cáo được".

Về tác động của việc tăng giá xăng dầu, giá gas lên chỉ số giá tiêu dùng, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho hay, tác động này sẽ không lớn do ảnh hưởng cấp hai khá nhỏ: "Trước đây, mỗi lần tăng giá xăng, giá các mặt hàng khác trong tình CPI cũng tăng lên đáng kể do tác động tâm lý. Tuy nhiên, hiện tác động này khá nhỏ, nên chỉ số giá tiêu dùng cũng ít chịu áp lực trước việc tăng giá xăng dầu hơn".

Trần Bình

Theo Infonet

 

Trần Bình

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm