Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp ôtô xin điều chỉnh số lượng xe nhập khẩu

Được Bộ Công thương "nhấc rào" bỏ hạn chế nhập khẩu ôtô, nhiều doanh nghiệp vẫn kêu khó, đề nghị được điều chỉnh số lượng, chủng loại xe nhập khẩu trong hợp đồng đã ký.

Doanh nghiệp ôtô xin điều chỉnh số lượng xe nhập khẩu

Được Bộ Công thương "nhấc rào" bỏ hạn chế nhập khẩu ôtô, nhiều doanh nghiệp vẫn kêu khó, đề nghị được điều chỉnh số lượng, chủng loại xe nhập khẩu trong hợp đồng đã ký.

Mới đây, Bộ Công thương đã có động thái “nhấc barie” là cho phép doanh nghiệp (DN) nhập khẩu các lô xe chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống, chưa qua sử dụng, nhập khẩu theo các hợp đồng đã ký (số lượng, chủng loại) trước ngày ban hành Thông tư 20 và có chứng từ thanh toán trước ngày 12/5/2011, thì được làm thủ tục nhập khẩu mà không phải áp dụng các quy định của Thông tư 20. Song đại diện nhiều DN vẫn tiếp tục kêu cứu.

Đại diện Công ty cổ phần Xe Hàn có địa chỉ tại Thanh Trì, Hà Nội cho biết, quy định trên của Bộ Công thương sẽ làm nảy sinh nhiều khó khăn, bất cập cho chính các DN đang gặp vướng mắc trong nhập khẩu ô tô. Công ty cổ phần Xe Hàn là một ví dụ.

Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ôtô đề xuất được điều chỉnh số lượng, chủng loại xe trong phạm vi giá trị hợp đồng đã ký.

“Chúng tôi đang tồn hợp đồng nhập khẩu ký với đối tác ngày 14/2/2011, nhưng từ thời điểm ký hợp đồng đến nay đã là gần 20 tháng và trong khoảng thời gian này, thị trường ô tô thế giới thay đổi rất nhiều. Một số model xe trong hợp đồng đã ký, đối tác không thể cung cấp được, vì những model này không còn được sản xuất nữa. Ngoài ra, khi ký kết hợp đồng mua xe thì yếu tố đầu tiên là thị trường. Trong 20 tháng qua, thị trường ô tô đã có quá nhiều biến động, một số model trong hợp đồng đã ký không còn phù hợp với thị hiếu của khách hàng, nên nếu vẫn nhập khẩu về thì sẽ không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ rất ít”, ông Phạm Thành Đô, Giám đốc CTCP Xe Hàn nói.

Ông cũng đặt câu hỏi: “Nếu DN như chúng tôi phải thực hiện hợp đồng theo đúng số lượng, chủng loại đã ký thì sẽ phải giải quyết các khó khăn vướng mắc như thế nào?”. Sau đó, đại diện DN này đề nghị: “Để tháo gỡ khó khăn một cách thiết thực, giúp DN không mất trắng tiền đặt cọc và có thể kinh doanh thuận lợi hơn, chúng tôi mong Bộ Công thương cho phép được điều chỉnh số lượng, chủng loại xe trong phạm vi giá trị hợp đồng đã ký cho phù hợp với thị trường”.

Tương tự, đại diện Công ty Kylin GX 668 (trụ sở ở TP. Hải Phòng) cũng cho hay, dù tán thành với cách giải quyết dựa trên nguyên tắc, tính minh bạch của hợp đồng mà Bộ Công thương đưa ra, nhưng các DN nhập khẩu ô tô vẫn rất lo lắng trong bối cảnh thị trường ế ẩm, dòng tiền lưu chuyển hạn hẹp, lượng tồn kho lớn…

“Để thực hiện việc nhập khẩu, chúng tôi cần có kế hoạch dài hạn, cần một lộ trình bảo đảm tính ổn định và sự bền vững của DN. Không chỉ tính đến chi phí cho phần tiền đã thanh toán cho đối tác, mà để thông quan được một lô hàng, Công ty cần phải có sự chuẩn bị nhân lực, sắp xếp kho bãi và quan trọng nhất là chuẩn bị tiền đóng thuế các loại khi mang xe về”, ông Nguyễn Thế Hùng, Tổng giám đốc Công ty Kylin GX 668 trình bày và khẳng định, với thực tế này, thì việc Bộ Công thương dự tính quy định giới hạn thời gian để thông quan theo hướng “tất cả các lô xe ô tô thuộc diện trên sẽ phải về cảng Việt Nam cách 3 tháng so với ngày ban hành văn bản hướng dẫn của Bộ”, sẽ không mang tính thực tế.

Bình luận về các khó khăn mà những DN thương mại nhập khẩu ô tô không có giấy ủy quyền chính hãng như Thông tư 20 nêu ra, đại diện một DN ô tô có ủy quyền chính hãng cho biết, việc tháo gỡ khó khăn cho DN đã đặt cọc tiền hoặc thanh toán tiền là hoàn toàn chính đáng. Song, lẽ ra, việc này cần phải được làm ngay sau khi ban hành Thông tư 20. Việc để tới hơn 1 năm, khi DN ứ đọng tiền đặt cọc mà xe thì không nhận được mới lo tháo gỡ là quá chậm.

Lãnh đạo Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, gần đây, Bộ đã nhận được phản ánh của một số DN đề nghị Bộ xem xét, cho phép không phải thực hiện quy định tại Thông tư 20 của Bộ Công thương đối với những lô hàng đã thanh toán trước ngày ban hành Thông tư 20, nhưng hàng về Việt Nam sau ngày 24/7/2011.

Bộ Công thương tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan trao đổi để bàn biện pháp nhằm giải quyết các kiến nghị hợp lý của DN, nhưng vẫn đảm bảo sự chặt chẽ, đúng quy định. Trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành liên quan, Bộ Công thương đã tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Sau đó, Bộ Công thương đã nhận được chỉ đạo ngày 25/7/2012 của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý về nguyên tắc đối với đề xuất của Bộ
Bộ Công thương đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan để sớm ban hành văn bản hướng dẫn chỉ đạo nêu trên.

Theo Đầu Tư
 

Theo Đầu Tư
 

Bạn có thể quan tâm