Luôn có tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số (15-17%) những năm gần đây, đóng góp đáng kể vào GDP của cả nước, ngành sản xuất giấy bao bì đang ngày càng có nhiều thay đổi để "xanh" hơn.
Chuyển đổi sản xuất
Theo dự báo của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, trong 5-10 năm tới, nhu cầu tiêu dùng các loại giấy sẽ tăng 8-10%/năm. Đặc biệt, giấy bao bì có thể tăng 15-18%/năm.
Hai năm gần đây, các doanh nghiệp trong ngành đã chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất, đồng thời tuân thủ tiêu chuẩn môi trường, thúc đẩy sự tăng trưởng xanh của ngành.
Cuối năm 2019, ngành giấy Việt Nam đã có một nhà máy đạt chứng nhận LEED. Năm 2020, nhà máy Tetra Pak Bình Dương được trao chứng chỉ LEED vàng - phiên bản 4. Đây là phiên bản mới nhất, với những tiêu chuẩn khắt khe từ Hội đồng Công trình xanh Mỹ.
Nhà máy Tetra Pak Bình Dương được trao chứng chỉ LEED cấp độ vàng. |
Theo đại diện Tetra Pak, nhà máy Bình Dương được xây dựng theo tiêu chuẩn LEED vàng cho cả 4 công trình, gồm tòa nhà sản xuất, văn phòng, tòa nhà hỗ trợ và nhà kho.
Sau hơn một năm đi vào hoạt động, các công trình đã phát huy tác dụng. Cụ thể, nhà máy tiết kiệm được 17,6 triệu lít nước, 8.565 MWh năng lượng điện trong một năm, tái sử dụng và tái chế 65% chất thải. Đặc biệt, Tetra Pak Bình Dương có thể giảm phát thải đến 4.000 tấn CO2 ra môi trường mỗi năm.
Được xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn LEED vàng, nhà máy này còn đảm bảo hơn 70% sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về phát thải hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí nghiêm ngặt đối với 37 hợp chất. Riêng nồng độ formaldehyd tại đây thấp hơn 66% so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, tạo môi trường làm việc xanh, sạch cho người lao động.
Bên cạnh đó, nhà máy có tổng vốn đầu tư 120 triệu euro này còn được xây dựng trên diện tích 100.000 m2, với 34,6 ha cây xanh, giúp tăng lượng ôxy, tạo môi trường làm việc lành mạnh cho nhân viên.
Thúc đẩy tiêu dùng xanh
Không chỉ tích cực chuyển đổi sang sản xuất xanh, nhà cung cấp giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm từ Thụy Điển này còn đưa ra nhiều sáng kiến xanh, góp phần thúc đẩy kinh doanh và tiêu dùng xanh tại Việt Nam.
Nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2030 sẽ thu gom tất cả nguyên liệu đóng gói mà Tetra Pak đưa vào thị trường để tái chế, công ty đã liên kết với các doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống và đóng gói khác thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO), nhằm thúc đẩy quá trình thu gom và tái chế bao bì.
Công ty đặt mục tiêu thu gom và tái chế tất cả nguyên liệu đóng gói. |
Là nhà cung cấp giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm, Tetra Pak hướng tới phát triển nền kinh tế xanh, đem đến sản phảm xanh cho người tiêu dùng Việt.
Bên cạnh đó, hãng còn phối hợp với nhiều tổ chức để thiết lập và mở rộng các điểm thu gom cộng đồng, nơi người tiêu dùng có thể mang vỏ hộp sữa đến thu gom, mang đi tái chế. Tính đến nay, Tetra Pak đã phát triển được mạng lưới gần 30 điểm thu gom vỏ hộp sữa tại nhiều tỉnh, thành.
Đồng thời, doanh nghiệp này tiếp tục triển khai trên diện rộng "Chương trình tái chế học đường" sau khi thử nghiệm thành công trong năm học 2018-2019. Những chương trình thiết thực này được đánh giá có tác động tích cực tới cộng đồng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hình thành thói quen phân loại hộp giấy đã qua sử dụng cho học sinh nói riêng và người dân nói chung.
Không chỉ vậy, Tetra Pak còn nỗ lực đem đến sản phẩm xanh cho người tiêu dùng. Những vỏ hộp giấy đựng thực phẩm lỏng như sữa, nước quả… với thiết kế, mẫu mã đa dạng từ Tetra Pak đều được sản xuất từ nguồn rừng tái sinh, có kiểm soát và được dán nhãn chứng nhận của Hội đồng Bảo vệ Rừng Thế giới (FSC).
Chuyển đổi sang phát triển nền kinh tế xanh với những khu công nghiệp xanh, ít tiêu hao tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải ra môi trường, hướng tới phát triển bền vững là mục tiêu mà cả nước đang nỗ lực thực hiện. Trong nỗ lực ấy, Tetra Pak đang đóng góp một phần đáng kể.
Bình luận