Đầu năm nay, những tín hiệu khả quan của thị trường tạo cơ sở cho dự báo ngành tôn thép tăng trưởng mạnh trở thành hiện thực.
Tín hiệu khả quan
Dịch Covid-19 tác động sâu rộng đến hầu hết ngành kinh tế, kéo theo đà sụt giảm của thị trường tôn thép trong nước và thế giới. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công góp phần thúc đẩy sản lượng tiêu thụ toàn ngành trong bối cảnh thị trường ảm đạm vì dịch bệnh. Từ quý II/2020, các sản phẩm dần hồi phục sức tiêu thụ khi hoạt động xây dựng trở lại.
Nhà máy của Tôn Đông Á tại Thủ Dầu Một. |
Nhiều dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia mang tính cấp bách cao triển khai trong năm nay có thể kéo theo nhu cầu sử dụng tôn thép tăng mạnh.Bên cạnh đó, Việt Nam đang thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thúc đẩy nhu cầu tôn thép xây dựng để đầu tư nhà xưởng, khu công nghiệp.
Số liệu từ VSA cho thấy, thép thô cả nước tháng 1 đạt trên 1,7 triệu tấn, tăng 1,7% so với tháng trước và 50,2% cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thép cuộn cán nóng, nguội và sản phẩm tôn mạ tăng khá mạnh so với cùng kỳ. Riêng thép cuộn cán nóng đạt 558.612 tấn, tăng hơn 3 lần cùng kỳ năm 2020. Sản lượng bán ra đạt 670.455 tấn, tăng 17,55% so với tháng trước và gần 2,5 lần cùng kỳ.
Tiềm năng cho thị trường nội địa
Theo dự báo của VSA, thị trường nội địa năm nay sẽ nhiều cơ hội bởi Việt Nam có thể đón doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạnh đầu tư nhà xưởng, khu công nghiệp… Ðồng thời, với chính sách thu hút đầu tư, nhiều công ty và tập đoàn nước ngoài lựa chọn Việt Nam để đặt trung tâm, nhà máy sản xuất, góp phần thúc đẩy thị trường tôn thép phát triển.
Trong khi đó, nhu cầu từ xuất khẩu được đánh giá khá tích cực, nhưng dự báo cạnh tranh gay gắt hơn nhiều. Theo Hiệp hội Thép thế giới, nhu cầu dự kiến tăng 4,1%, riêng thị trường mới nổi (trừ Trung Quốc) dự kiến tăng 9,4% năm nay.
Theo đại diện Công ty Tôn Đông Á, khó khăn thị trường là “lửa thử vàng”, sự sàng lọc khốc liệt với doanh nghiêp trong ngành. Để giữ thị phần và niềm tin người tiêu dùng, doanh nghiệp cần có quyết sách linh hoạt, phù hợp. Tôn Đông Á kiên quyết giữ bản sắc nhờ định hướng kinh doanh: Làm đúng, đầu tư bài bản từ đầu, không chạy đua theo thị phần mà giữ tiêu chuẩn chất lượng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tung nhiều sản phẩm mới, mang đậm bản sắc Việt ra thị trường. Công ty cũng triển khai, hoàn thiện chuỗi trung tâm phân phối, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa.
Với mong muốn đưa thương hiệu và sản phẩm Việt ra thế giới, Tôn Đông Á ra mắt các bộ nhãn hàng mới theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Trong đó, nhận diện King/Win/S lấy cảm hứng từ biểu tượng lịch sử, văn hóa của đất nước như rồng, chim lạc, dải đất chữ S. Ba dòng tôn mới phân thành các phân khúc: Chất lượng cao, tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn.
King thuộc dòng sản phẩm chất lượng cao của Tôn Đông Á. |
Bộ sản phẩm dòng tôn cao cấp King gồm 2 loại: Kingcolor (tôn lạnh màu AZ100) và Kingaluzin (tôn lạnh AZ150). Trong đó, Kingcolor kết hợp giữa thép mạ hợp kim nhôm kẽm và phủ sơn, tính thẩm mỹ cao, bền màu và chống trầy xước, đa dạng màu sắc.
Dòng tôn này có khả năng chống chọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, giảm nhiệt, chống nóng và ăn mòn. Vì vậy, Tôn Đông Á sử dụng hình tượng rồng làm nhãn hiệu, thể hiện đặc tính mạnh mẽ, bền bỉ với thời gian của phân khúc tôn cao cấp.
Win là dòng tiêu chuẩn cao của Tôn Đông Á. |
Bên cạnh đó, Win với bộ sản phẩm Wincolor (tôn lạnh màu AZ50) và Winaluzin (tôn lạnh AZ100) phù hợp điều kiện thời tiết Việt Nam, có tuổi thọ bền. Bộ nhận diện sản phẩm kết hợp logo Tôn Đông Á với hoạ tiết cách điệu từ cánh chim lạc trên trống đồng Đông Sơn.
Bộ sản phẩm S thuộc dòng tôn tiêu chuẩn. Tôn S có 2 lựa chọn S Color (tôn lạnh màu AZ50) và S Aluzin (tôn lạnh AZ75). Hình ảnh bao bì mang họa tiết dải đất hình chữ S cách điệu.
S thuộc dòng sản phẩm tiêu chuẩn của Tôn Đông Á. |
Bộ sản phẩm King/Win/S được xây dựng thành thương hiệu mang bản sắc Việt cùng chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, giá cạnh tranh. Tôn Đông Á định hướng đưa những dòng sản phẩm này vươn xa trên thị trường thế giới.
Bình luận