Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp giảm gửi tiền ngân hàng

Sau 3 tháng liên tiếp đi ngang, tiền gửi trong hệ thống ngân hàng giảm 0,2% vào tháng 7. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 0,5%, tương đương hơn 25.900 tỷ đồng.

Đây là số liệu về lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân được Ngân hàng Nhà nước ghi nhận trong tháng 7 vừa qua.

Cụ thể, theo số liệu từ cơ quan quản lý tiền tệ, trong tháng 7, tổng tiền gửi trong toàn hệ thống các tổ chức tín dụng giảm 0,2 điểm % so với tháng 6. Trong đó, mức giảm chủ yếu đến từ đà giảm 0,5 điểm % của tiền gửi từ các tổ chức kinh tế.

Tính đến cuối tháng 7, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại hệ thống tổ chức tín dụng vào khoảng 5,085 triệu tỷ đồng, tăng 4,25% so với đầu năm. Tuy nhiên, số dư này thấp hơn so với số liệu hồi cuối tháng 6 là 5,111 triệu tỷ, tăng 4,78% so với đầu năm.

Như vậy, các tổ chức kinh tế đã rút ròng 25.906 tỷ đồng tiền gửi ra khỏi hệ thống ngân hàng trong tháng 7.

Theo các chuyên gia phân tích tại SSI Research, đà sụt giảm tiền gửi tháng 7 trong khi tăng trưởng tiền gửi hầu như đi ngang trong suốt 3 tháng trước đó cho thấy dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp và khiến nhu cầu tiền mặt của nhóm khách hàng này tăng lên.

SỐ DƯ TIỀN GỬI CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG
Nguồn: SBV, Tổng hợp
NhãnTháng 12/2020Tháng 1/2021234567
Tăng trưởng tiền gửi trong tháng tỷ đồng 299791-20296-141640202999587825912174225-25906
Số dư tiền gửi đến cuối tháng nghìn tỷ đồng 4877.94857.6471649194977.85036.95111.25085.3

Thực tế, ngoại trừ tháng 1-2 đầu năm, các tổ chức kinh tế có xu hướng rút ròng tiền gửi ra khỏi các ngân hàng để chi trả lương, thưởng cho người lao động thì tháng 7 vừa qua cũng là tháng đầu tiên chỉ số tiền gửi của nhóm khách hàng này sụt giảm.

Trong khi số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm hơn 1,13 tỷ USD quy đổi trong tháng 7, tăng trưởng tiền gửi của người dân tại các nhà băng cũng xuống mức thấp nhất 4 tháng.

Cụ thể, đến cuối tháng 7, số dư tiền gửi của người dân tại hệ thống tổ chức tín dụng là 5,294 triệu tỷ, cao hơn 2,97% so với đầu năm và chỉ tăng 0,03 điểm % so với cuối tháng 6, tương đương mức tăng ròng 1.250 tỷ đồng.

So với mức tăng của tháng 6, mức tiền gửi dân cư tháng 7 chỉ tương đương 1/14 và bằng 1/10 so với giai đoạn tháng 4-5. Ngoại trừ 2 tháng 1 và 3 ghi nhận tiền gửi của người dân tại các ngân hàng sụt giảm thì mức tăng tiền gửi dân cư trong tháng 7 cũng là mức thấp nhất từ đầu năm.

Tuy vậy, tại báo cáo thị trường tiền tệ trái phiếu tuần từ 13-17/9, các chuyên gia tại SSI Research cho biết dù chênh lệch tiền gửi - tín dụng tiếp tục thu hẹp kể từ tháng 11/2020, nhưng mức chênh lệch này chưa thực sự tạo áp lực tới thanh khoản các ngân hàng.

Doanh nghiep dang can nhieu tien mat hon anh 1

Nhu cầu tiền mặt đang tăng lên ở các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khi doanh thu bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh: Nam Khánh.

Vì vậy, lãi suất huy động vẫn sẽ tiếp tục đi ngang, thậm chí có thể giảm trong trường hợp NHNN cần phải có các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn để hỗ trợ sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch.

Cũng trong tuần gần nhất, cơ quan quản lý tiền tệ tiếp tục không thực hiện giao dịch mới trên thị trường mở. Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tiếp tục giảm nhẹ 0,02 điểm %, kết tuần ở 0,68%/năm cho kỳ hạn qua đêm và 0,8%/năm cho kỳ hạn 1 tuần.

Các chuyên gia cho biết lãi suất liên ngân hàng sẽ có nhiều biến động khó lường hơn trong tuần cuối cùng của quý III này, khi áp lực lên thanh khoản hệ thống tăng dần.

Trong tuần trước, lãi suất huy động đã ghi nhận diễn biến trái chiều ở nhiều ngân hàng. Trong đó, lãi suất được điều chỉnh giảm 0,1-0,3 điểm % ở các ngân hàng thương mại lớn như BIDV, Techcombank, Sacombank, trong khi tăng ở các ngân hàng nhỏ như Baovietbank, PGBank.

Điều này một phần là do áp lực của Thông tư 08/2020, có hiệu lực từ ngày 1/10 năm nay với quy định kiểm soát tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.

Tuy vậy, mặt bằng lãi suất huy động vẫn đang duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảm lãi suất cho vay.

Trái phiếu ngân hàng vẫn đắt khách

Các ngân hàng đã phát hành gần 11.000 tỷ đồng trái phiếu trong tháng gần nhất, dẫn đầu trong các nhóm doanh nghiệp.

Giải ngân 382 tỷ đồng cho vay 0% lãi suất trả lương người lao động

So với gói cho vay kế hoạch lên tới 7.500 tỷ đồng, tiến độ giải ngân 2 tháng qua của Ngân hàng Chính sách Xã hội mới đạt khoảng 5%, trong khi thời hạn cho vay tối đa là 364 ngày.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm