Theo đó, vào năm 2019, khoảng 80% doanh nghiệp thất bại với chuyển đổi số. Do đó, nhiều đơn vị chú trọng hơn việc tìm hiểu kỹ nguyên nhân và giải pháp để số hóa thành công.
Nguyên nhân chuyển đổi số thất bại
Theo nghiên cứu của Trung tâm quản trị thuộc Đại học RMIT và KPMG Việt Nam, một trong những lý do khiến phần đông doanh nghiệp Việt thất bại là thiếu lãnh đạo hoặc đội ngũ chuyên gia hiểu quy trình vận hành chuyển đổi số. Cụ thể, nếu ví doanh nghiệp như ngôi nhà, chuyển đổi số là việc thiết kế lại dựa trên cơ sở vật chất sẵn có, tạo không gian mới tốt hơn.
Để “thiết kế” doanh nghiệp hiệu quả, quá trình chuyển đổi số cần đội ngũ kiến trúc sư - những nhà lãnh đạo có năng lực đổi mới. Họ hiểu rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, sở hữu năng lực lãnh đạo quyết đoán, truyền cảm hứng, trao quyền và khuyến khích nhân sự phát triển.
Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu trên, hầu hết doanh nghiệp Việt chưa ý thức điều này. Thay vào đó, nhiều công ty xem chuyển đổi số là công việc của phòng IT. Ở chiều ngược lại, những người đứng đầu đội ngũ IT cũng cho rằng đây là công việc của mình, không cần đến sự can thiệp từ lãnh đạo hay phòng ban khác.
Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số. |
Nguyên nhân tiếp theo phải kể đến cơ cấu doanh nghiệp Việt chiếm 98% vừa và nhỏ. Trong đó, khoảng 80% doanh nghiệp mới biết đến chuyển đổi số. Dù muốn ứng dụng công nghệ cải thiện tình hình kinh doanh, song không ít công ty gặp khó khăn khi làm việc với bên cung cấp dịch vụ.
Điều này xuất phát từ việc doanh nghiệp còn hạn chế về tư duy, kiến thức chuyển đổi số, chưa nhiều kinh nghiệm và kỹ năng vận hành. Bên cạnh đó, 75% công cụ chuyển đổi số hiện xây dựng từ nền tảng nước ngoài, chưa thực sự phù hợp văn hóa và tư duy người Việt.
Việc xây dựng nền tảng công nghệ phù hợp người Việt góp phần quyết định thành công của chuyển đổi số. |
Theo báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam, đa phần doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đầu tư mạnh cho chuyển đổi số. Theo đó, cơ sở hạ tầng phần cứng chiếm tỷ trọng cao với mức chi đến 40%. Trong khi đó, việc ứng dụng phần mềm công nghệ vào khoảng 14%. Tương tự, hoạt động đầu tư xây dựng và vận hành website, ứng dụng di động ở mức dưới 20% tổng chi phí. Ngoài ra, tâm lý sợ thất bại cũng hạn chế quá trình chuyển đổi số.
Bước đi chắc cho doanh nghiệp
Theo dự báo của IDC, các doanh nghiệp sẽ chi tiêu nhiều hơn cho chuyển đổi số với mức tăng 17,1% trong 5 năm tới và đạt 2,3 nghìn tỷ USD năm 2023. Tuy nhiên, với doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn nhân lực và chi phí hạn chế, khoản đầu tư này cần được tính toán cẩn trọng. Trong đó, những bước đi nhỏ mà chắc không nên bỏ qua như kiểm soát, số hóa và khai thác tối đa dữ liệu khách hàng.
Ở kỷ nguyên 4.0, việc sở hữu kho dữ liệu chất lượng có thể xây thành trì vững chắc bảo vệ giá trị, giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh. Dữ liệu hỗ trợ một nền tảng nhìn thấy thông tin mọi người tìm kiếm, biết nội dung chia sẻ và hiểu khách hàng mua gì. Nói cách khác, dữ liệu như "con mắt thứ 3" để doanh nghiệp nhìn xa và vươn đến thành công.
Với doanh nghiệp nhỏ lẻ, dữ liệu góp phần nắm bắt nhu cầu, giao tiếp và xây dựng mối quan hệ bền vững. Từ đó, doanh số được thúc đẩy, đảm bảo chỗ đứng vững vàng hơn trên thị trường nhiều cạnh tranh. Nếu muốn chỗ ngồi an toàn trên “chuyến tàu tốc hành 4.0”, tấm vé bảo mật và khai thác hiệu quả dữ liệu khách hàng là cần thiết.
Một trong những công cụ khai thác dữ liệu nổi trội phải kể đến CRM - nơi lưu giữ thông tin và tiếp cận người dùng tiềm năng. Tại Bizfly CRM, doanh nghiệp được sử dụng trọn bộ công cụ 3 trong 1: Quản lý khách hàng, tinh giản quy trình làm việc, tối ưu năng suất bán.
Độc giả tham khảo thông tin chi tiết BizflyCRM tại đây.
Bình luận