Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đoàn đàm phán TQ tại Washington bị người biểu tình gây rối, truy đuổi

Trong ngày đầu tiên diễn ra đàm phán thương mại tại Washington D.C, phái đoàn Trung Quốc phải đối mặt với một số người biểu tình trên đường di chuyển tới địa điểm hội đàm.

Người biểu tình la ó, phản đối đoàn đàm phán TQ tại Washington D.C Trong ngày đầu phái đoàn Trung Quốc tới Washington D.C đàm phán thương mại, những người biểu tình phản đối chính sách di dân của Bắc Kinh đã đuổi theo phái đoàn trên đường phố.

Phái đoàn Trung Quốc tới Washington đàm phán thương mại đã phải đối mặt với những người biểu tình nước này hôm 30/1, theo South China Morning Post.

Những người biểu tình - phản đối việc Bắc Kinh buộc các công dân Trung Quốc phải di dời - đã đuổi theo phái đoàn đàm phán khi các quan chức rời khách sạn Willard ở Washington D.C. Video ghi lại cuộc ẩu đả cho thấy một người phụ nữ bị nhân viên an ninh hạ gục, theo Bloomberg.

Vào giờ ăn trưa, phái đoàn Trung Quốc tiếp tục bị một người biểu tình gây rối khi người này vượt qua các cảnh sát bảo vệ và cố gắng tiếp cận chiếc xe chở các quan chức đang trên đường trở về khách sạn. Theo NBC, người biểu tình làm một sĩ quan cảnh sát bị thương và sau đó đã bị bắt giữ. 

Để tránh xảy ra vụ ẩu đả như trước, phái đoàn Trung Quốc đã đi về qua cửa sau của khách sạn với sự bảo vệ của cảnh sát và nhân viên an ninh Mỹ mặc thường phục.

dam phan thuong mai My Trung anh 1
Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer dẫn đầu hai đoàn đàm phán tại Tòa nhà Văn phòng Điều hành Eisenhower hôm 30/1. Ảnh: AFP.

Trong ngày đàm phán đầu tiên, phái đoàn do Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc dẫn đầu tới Tòa nhà Văn phòng Điều hành Eisenhower gần Nhà Trắng. Tại đây các bộ trưởng trong nội các hai bên sẽ dành hai ngày đàm phán nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc chiến thương mại đang trong giai đoạn "đình chiến".

Về phía Mỹ, phái đoàn đàm phán do Đại diện Thương mại Robert Lighthizer dẫn đầu. Các ưu tiên trong đàm phán bao gồm biện pháp bảo vệ tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ của Mỹ thông qua các công ty liên doanh với Trung Quốc, cũng như các cơ chế thực thi để đảm bảo Bắc Kinh tuân theo các nguyên tắc trong thỏa thuận. 

Điểm nhấn trong hai ngày đàm phán cấp cao lần này là cuộc gặp mặt trực tiếp giữa Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến diễn ra vào ngày 31/1. Vấn đề thâm hụt thương mại mà ông Trump nhiều lần bày tỏ sự bất bình cũng sẽ trở thành chủ đề thảo luận trong cuộc đàm phán lần này. 

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã kéo dài được 7 tháng với thỏa thuận đình chiến 90 ngày cùng hạn chót cho việc đạt được thỏa thuận cuối cùng là 1/3. Tuy nhiên các cuộc đàm phán diễn ra trước đây không có nhiều bước tiến. 

Mỹ bi quan về đàm phán đình chiến thương mại với Trung Quốc

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho rằng cuộc đàm phán tuần tới sẽ không thể giải quyết hết các vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc, bởi chiến tranh thương mại rất phức tạp.

'Công chúa Huawei' có thể được thả để nhượng bộ đàm phán thương mại?

Hiện Mỹ vẫn chưa nộp đơn xin dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu trong khi hạn chót giam giữ là 30/1. Giới quan sát cho rằng bà Mạnh có thể được thả để phục vụ thỏa thuận thương mại.


Hương Ly

Bạn có thể quan tâm