Không có gì lạ khi các loài động vật hoang dã như chim, hải cẩu và thậm chí cả cá mập xuất hiện khi mọi người đang lướt sóng. Ảnh: NBC. |
Cụ thể, một chú cá voi đã lao tới, phóng mình lên không trung phía sau 2 vận động viên Tatiana Weston-Webb của Brazil và Brisa Hennessy của Costa Rica. May mắn là nó vẫn cách một khoảng an toàn với hai vận động viên lướt sóng trong lúc tranh tài ở trận bán kết.
Sự xuất hiện của chú cá mang đến cho khán giả và các nhiếp ảnh gia một khoảnh khắc để đời trong mùa Olympic 2024.
“Chà. Thật phi thường”, một bình luận viên cảm thán.
Buổi phát sóng trực tiếp Thế vận hội của đài NBC đã ghi lại khoảnh khắc con cá voi lao lên khỏi mặt nước khi các vận động viên đang ngồi trên ván lướt sóng gần đó. Đoạn video trích từ buổi phát sóng đã thu hút hơn 3 triệu lượt xem và 64.000 lượt yêu thích trên X (trước đây là Twitter).
Các nhiếp ảnh gia còn có thể chụp được một vài bức ảnh hy hữu về chú cá voi ở khoảng cách gần. Đây là khoảnh khắc mới nhất trong loạt ảnh mang tính biểu tượng của môn thi lướt sóng kéo dài 4 ngày được tổ chức tại đảo Tahiti.
Đoạn video đạt 3 triệu lượt xem trên X. Ảnh: Sportschau. |
Theo CBS, hầu hết môn thi trong Thế vận hội Paris 2024 đều được tổ chức trong và xung quanh thủ đô nước Pháp. Nhưng môn lướt sóng diễn ra cách đó khoảng 16.000 km, ở vùng biển ngoài khơi đảo Tahiti của Polynesia thuộc Pháp.
Trên thực tế, không có gì lạ khi các loài động vật hoang dã như chim, hải cẩu và thậm chí cả cá mập xuất hiện khi mọi người đang lướt sóng trên các vùng biển khắp thế giới.
Ở Tahiti, cá voi tập trung quanh các hòn đảo trong mùa giao phối, sinh sản và di cư. Tahiti cũng có một số khu bảo tồn biển. Ở khu vực Polynesia, Pháp, chúng thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 11. Đây là thời điểm những đàn cá voi lưng gù di cư đến vùng nước ấm để sinh sản và nuôi con.
Tại đây, săn cá voi được xem là hành vi bất hợp pháp, trong khi bơi cùng cá voi là một hoạt động du lịch phổ biến.
Hồi tháng 4, các nhà lãnh đạo khu vực Thái Bình Dương, có cả người từ Tahiti, đã ký một hiệp ước công nhận cá voi là "pháp nhân", mặc dù điều này không có trong luật pháp của các quốc gia liên quan.
Theo NPR, đây là động thái gây áp lực buộc các chính phủ phải nỗ lực hơn để bảo vệ cá voi khỏi các mối đe dọa như biến đổi khí hậu và ô nhiễm tiếng ồn.
Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội
Cuốn sách Vũ trụ kĩ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu phân tích, mổ xẻ một cách tường tận, những tác động các thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.