Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Đỗ xe trái phép gây tai nạn có bị xử lý hình sự?

Theo luật sư, mức phạt tối đa cho hành vi đỗ xe trái phép gây tai nạn là 12 triệu đồng. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng, người điều khiển phương tiện có thể bị xử lý hình sự.

Theo quy định, hành vi đỗ xe trái phép dưới lòng đường có thể bị xử lý ra sao? Nếu đây là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến tai nạn, chủ phương tiện có thể bị áp dụng chế tài nào?

Luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người điều khiển phương tiện không được dừng, đỗ xe ở lòng đường, hè phố trái quy định. Hành vi đỗ xe sai quy định là vi phạm pháp luật và sẽ bị áp dụng chế tài xử lý theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Cụ thể, Điều 5 Nghị định này quy định đối với hành vi dừng, đỗ ôtô hoặc các loại phương tiện tương tự nơi có biển "Cấm đỗ xe" hoặc "Cấm dừng xe và đỗ xe", người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng. Trường hợp dừng đỗ không đúng quy định gây tai nạn giao thông, mức phạt tối đa có thể lên đến 12 triệu đồng.

Như vậy, khung hình phạt đối với hành vi đỗ xe trái phép dưới lòng đường có thể lên tới 12 triệu đồng trong trường hợp đỗ sai quy định gây tai nạn giao thông. Bên cạnh chế tài hành chính, trường hợp đỗ xe gây tai nạn, người điều khiển phương tiện còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe hay tính mạng của người bị xâm hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Ngoài ra, Điều 261 Bộ luật Hình sự 2015 còn quy định người nào đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ gây hậu quả làm chết người, gây thương tật cho người khác từ 61% trở lên hay gây thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên... có thể bị xử lý về tội Cản trở giao thông đường bộ.

Mức phạt đối với tội danh này là phạt tiền 30-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Trường hợp làm chết từ 2 người trở lên, gây thiệt hại từ 500 triệu đồng trở lên hay thực hiện hành vi ở các đoạn đường đèo, dốc, cao tốc... thì tùy thuộc các tình tiết định khung, mức án cao nhất có thể lên tới 10 năm tù.

Trường hợp đỗ xe sai quy định có thể được coi là hành vi đặt chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ theo Bộ luật Hình sự 2015. Do đó, nếu xảy ra tai nạn nghiêm trọng và cơ quan chức năng xác định việc đỗ xe trái phép là nguyên nhân dẫn tới sự việc đó, người điều khiển phương tiện có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự.

Để hiểu hơn về Bộ luật hình sự, trách nhiệm hình sự, 55 cặp tội danh dễ nhầm lẫn trong Bộ luật hình sự hay những quy định về xử phạt hành chính, khiếu nại, tố cáo… mời độc giả của Zing truy cập Tủ sách Pháp luật.

Bên cạnh đó, bạn đọc cũng có thể tìm hiểu các quy định về thuế thu nhập cá nhân, quy định về các khoản thưởng không phải chịu thuế hoặc Luật cư trú, Luật hộ tịch và các điều cần biết khác…

Chiêu 'vòi tiền' doanh nghiệp của cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự

Bà Nguyễn Thị Hương Lan và thuộc cấp chọn doanh nghiệp thân quen, đã chi tiền để cấp phép chuyến bay giải cứu. Doanh nghiệp chưa đưa hối lộ sẽ bị họ nhũng nhiễu.

Lời khai 'đưa tiền hối lộ cho người khác' của cựu trợ lý Phó thủ tướng

Ông Nguyễn Quang Linh trình bày sau khi nhận tiền, bị can đã đưa một phần cho người khác. Cơ quan công an cho biết sẽ điều tra làm rõ ở giai đoạn sau.

Cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng nhận hối lộ 21,5 tỷ như thế nào?

13 doanh nghiệp tiếp cận cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng bằng mối quan hệ cá nhân, hoặc thông qua vợ của bị can này để hối lộ 21,5 tỷ đồng để được cấp phép tổ chức chuyến bay giải cứu.

Hoàng Linh

Bạn có thể quan tâm