Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đô đốc 26 tuổi tạo dựng bia chủ quyền quốc gia

Bia Thủy Môn Đình (Lạng Sơn) - một trong những tấm bia đầu tiên nêu quốc hiệu Việt Nam vừa được Thủ tướng quyết định công nhận làm bảo vật quốc gia.

Máy bay Mig 21 trở thành bảo vật Quốc gia

Thủ tướng vừa quyết định công nhận bảo vật quốc gia (đợt 3) cho 12 hiện vật, nhóm hiện vật. Trong đó có chiến đấu cơ Mig 21 số hiệu 4324, bắn rơi 14 máy bay các loại của Mỹ.

Hiện bia Thủy Môn Đình tại di tích Thủy Môn Đình ở vị trí đầu đường vào thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Cách đây đúng 345 năm, năm 1670, bảo vật quốc gia này được Đô đốc Nguyễn Đình Lộc (Chức vụ đầy đủ là Đô tổng binh sứ ty Bắc quân Đô đốc phủ Hữu đô đốc) dựng. Các nhà nghiên cứu cho biết chức vụ của Đô đốc Nguyễn Đình Lộc tương đương với Phó chủ tịch UBND tỉnh hiện nay. Khi dựng tấm bia này ông mới 26 tuổi.

Bia được tạo bằng đá xám hình khối, thân bia cao 1,5 m, rộng gần 1m được đặt trên lưng một rùa đá lớn. Mặt lưng bia có 3 chữ “Thuỷ Môn Đình”, mặt trước bia có 4 chữ lớn: “Thế tôn bi ký”, xung quanh có trang trí chạm nổi "lưỡng long chầu nhật" hình "hổ phục" và hoa dây.

Bia Thủy Môn Đình
Bia Thủy Môn Đình được dựng vào năm 1670. Ảnh: langson.gov.vn.

Đặc biệt ở giữa bia có bài minh viết: Việt Nam hầu thiệt/Trấn Bắc ải quan/Uyên quận giới phiên/Đồng Đăng linh ấp (Tạm dịch: Đây là cửa ngõ, yết hầu của Việt Nam/Là nơi ải quan trấn giữ phương Bắc/Là một quận sâu của biên giới/nơi ấp thiêng xứ Đồng Đăng).  

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cho biết sự có mặt của hai từ "Việt Nam" trong  tấm bia Thủy Môn Đình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi khẳng định danh xưng quốc hiệu Việt Nam cách đây 345 năm.

Ngoài tên gọi Việt Nam, bia Thủy Môn Đình còn có một câu đối khá đặc biệt nằm dọc hai bên bia: “An trấn Thủy Môn Đình, đình tiền thủy lục/ Tỏa thược Thiên Nam giới, giới hạn thiên thư”. Tạm dịch: Giữ yên đình Thủy Môn, trước đình có đường thủy, đường bộ/ Khóa chặt cõi trời Nam để giới hạn ranh giới bầu trời. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cho rằng, thông qua câu đối Đô đốc Nguyễn Đình Lộc đã xác khẳng định chủ quyền lãmh thổ Việt Nam - quốc hiệu Việt Nam từ rất sớm.

Trong lịch sử dân tộc, hai chữ Việt Nam từng xuất hiện trên các bia khác như Bia chùa Bảo Lâm dựng năm 1558 ghi "Việt Nam đại danh lam bất tri kỳ cơ" nghĩa là các danh lam của Việt Nam nhiều không biết cơ man nào mà kể.

Bia chùa Phúc Thánh dựng năm 1604 ghi "Việt Nam cảnh giới. Kinh Bắc thừa tuyên" nghĩa là đây là cảnh quan và địa giới của nước Việt Nam và là thừa tuyên xứ Kinh Bắc.

 

Cận cảnh 7 bảo vật quốc gia mới được công nhận

Bảy trong số 12 bảo vật Quốc gia mới được công nhận đang trưng bày hoặc bảo tồn tại Hà Nội. Đặc biệt có bảo vật xuất hiện từ 13 thế kỷ trước.

Khánh An

Bạn có thể quan tâm