Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đình chiến thương mại chỉ là tạm thời

Những thỏa thuận đạt được về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tại G20 được xem như thành công cho mối quan hệ hai nước. Tuy nhiên, trang báo The Conversation lại suy nghĩ khác.

Mỹ và Trung Quốc đã đi đến thỏa thuận tạm ngừng chiến tranh thương mại. Cuộc chiến này đang gây nỗi lo về mất ổn định thị trường chứng khoán thế giới, suy thoái toàn cầu và phương hại đến trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc.

Chien tranh thuong mai anh 1
Hai bên đã đạt thỏa thuận ngừng chiến. Ảnh: The Conversation.

Những thành quả ban đầu

Thỏa thuận của Tổng thống Mỹ Donald Trump và đối tác từ phía Trung Quốc - Tập Cận Bình về việc đàm phán thêm trước khi quyết định có tăng thuế hay không đã đem lại kết quả tích cực.

Tuy nhiên, sự lắng xuống của đôi bên chỉ như một phương án ngắn hạn, chứ không phải một giải pháp lâu dài để có thể giải quyết những vấn đề thương mại cũng như những căng thẳng Mỹ - Trung hiện nay.

Hai nhà lãnh đạo đã rời thủ đô của Argentina với một thỏa thuận được đưa ra nhắm đến những sự khác biệt, từ các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đến các chính sách thương mại trọng thương của nước này.

Chien tranh thuong mai anh 2
Các nhà lãnh đạo G20. Ảnh: AP. 

Sự gia tăng kinh tế Trung Quốc và sự suy giảm ở Mỹ khiến hai cường quốc này càng chống đối lẫn nhau hơn nữa. Vậy, những triển vọng cho thỏa thuận đạt được bên lề G20 là gì?

Trong nỗ lực nhằm giảm căng thẳng thương mại và sự mất niềm tin toàn cầu, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã đồng ý gia hạn thêm 90 ngày về việc áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung của Mỹ vào khoảng 200 tỷ USD nhập khẩu của Trung Quốc.

Trước đó, Trump đã đe dọa tăng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25% với một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 tới đây. Ông cũng cho thấy ý định áp đặt mức thuế trị giá 267 tỷ USD nếu không giải quyết được những khác biệt về giao thương.

Tuyên bố chung ghi rõ:

“Cả hai bên nhất trí sẽ cố gắng đạt thỏa thuận cuối cùng trong vòng 90 ngày tới. Nếu kết thúc thời gian này, các bên không đạt được thỏa thuận, mức thuế 10% sẽ được nâng lên 25%.”

Để đáp lại những nhượng bộ tạm thời này, Trung Quốc đồng ý: “mua lượng lớn những hàng hóa chưa được thỏa thuận nhưng vô cùng thiết yếu như nông sản, năng lượng, hàng công nghiệp và một số sản phẩm khác từ Mỹ nhằm giảm sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước. Trung Quốc đồng ý mua hàng nông sản ngay lập tức".

Chien tranh thuong mai anh 3
Mỹ và Trung Quốc đã đạt được một số thỏa thuận nhất định. Ảnh: Reuters. 

Trung Quốc cũng đồng ý giảm lượng Fentanyl được bán bằng cách biến nó trở thành hóa chất được kiểm soát. Mỹ đang chiến đấu với cuộc khủng hoảng opioid (một chất ma túy), mà trong đó, Fentanyl là thành phần gây chết người.

Để đáp trả những động thái thương mại của Mỹ, Trung Quốc áp đặt mức thuế nhập khẩu trị giá 110 tỷ USD. Một mặt hàng chủ yếu bị đánh thuế là đậu nành, đẩy nhanh việc giết chết một trong những thị trường sinh lợi nhất của Mỹ.

Tổng thống Trump đã chịu áp lực rất lớn từ vùng nông thôn Trung Tây nước Mỹ do sự sụp đổ tại thị trường Trung Quốc đối với các sản phẩm nông nghiệp nơi đây.

Hai bên nhất trí xử lý các vấn đề về cấu trúc quan hệ thương mại, liên quan đến 5 lĩnh vực: chuyển giao công nghệ bắt buộc; bảo vệ sở hữu trí tuệ; các hàng rào phi thuế quan; xâm nhập trên mạng; tội phạm công nghệ cao.

Căng thẳng vẫn còn hiện hữu

Những trở ngại này rất phức tạp và khó để tìm ra đáp án trong thời gian ngắn.

Việc sẵn sàng thỏa thuận của ông Trump sau nhiều tháng tấn công dồn dập phản ánh áp lực đến từ cử tri cũng như báo động ở Phố Wall về nguy cơ chiến tranh thương mại toàn diện.

Nhìn theo quan điểm của Bắc Kinh, sự tăng trưởng kinh tế đột phá của Trung Quốc đã cho phép nước này tránh khỏi áp lực từ phía Mỹ. Như các quan chức Trung Quốc hay nói, nếu đây không phải trường hợp đôi bên cùng có lợi, thì nó chắc chắn cũng không phải trường hợp cả hai đều thất bại (lose – lose).

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết các cuộc đàm phán diễn ra trong bầu không khí “thân thiện và thẳng thắn”. Hai nhà lãnh đạo đồng ý rằng hai bên có thể và phải có mối quan hệ hợp tác song phương đúng đắn. Trung Quốc sẵn sàng tăng nhập khẩu phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước.

Sự thúc đẩy cho một thỏa thuận nhằm giữ thể diện tại Buenos Aires đã đạt được bởi mối quan ngại ngày càng tăng về nền kinh tế toàn cầu. Sự xuất hiện dấu hiệu của việc suy giảm là không thể bàn cãi. Khối lượng giao dịch đã bắt đầu chững lại vào quý ba khiến nỗi lo sợ này thêm phần sâu sắc.

Bên lề G20, giám đốc quản lý Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Christine Lagarde lưu ý:

“Áp lực trên các thị trường mới nổi đang gia tăng và căng thẳng thương mại bắt đầu có tác động tiêu cực, nâng cao rủi ro về suy giảm kinh tế.”

Chien tranh thuong mai anh 4
Giám đốc quản lý IMF, Christine Lagarde. Ảnh: The Conversation.  

Trong báo cáo tổng quan tháng 10, IMF cảnh báo về các mối đe dọa đến tăng trưởng toàn cầu do nhiễu loạn thương mại.

Ở thông cáo cuối tại hội nghị, các lãnh đạo G20 tranh luận quanh việc Mỹ phản đối đưa định nghĩa “chủ nghĩa bảo hộ” vào tài liệu.

Cuối cùng, các bên tham gia giải quyết nhu cầu cải tổ lại WTO để mô tả một hệ thống thương mại thế giới đang thiếu đi các mục tiêu của nó. Washington cũng được kích động để đánh giá lại WTO nhằm tăng cường các thủ tục giải quyết tranh chấp và kháng nghị của mình.

Mỹ phản đối một mô tả cho rằng Trung Quốc là quốc gia đang phát triển. Vì điều đó nhượng bộ Trung Quốc tận dụng các nước kém phát triển hơn trong việc tiếp cận với thị trường toàn cầu.

Đình chiến chỉ mang tính tạm thời

Các chuyên gia chính sách đối ngoại hoài nghi về sự lắng xuống của các thái độ thương mại thù địch sinh ra bởi những vấn đề làm tổn hại quan hệ Mỹ - Trung.

Chien tranh thuong mai anh 5
Cuộc đình chiến này có kéo dài được lâu? Ảnh: The Conversation.

Phản ánh thái độ cứng rắn của Mỹ đối với Trung Quốc, và trái ngược với sự lạc quan đã tồn tại nhiều thập kỷ qua, nhà báo Ely Ratner của tạp chí Foreign Affairs viết: "Ngay cả khi thuế quan được giữ như cũ, Mỹ sẽ tiếp tục tái cơ cấu quan hệ kinh tế với Trung Quốc thông qua các hạn chế đầu tư, kiểm soát xuất khẩu, thực thi pháp luật chống lại tình báo công nghiệp và tình báo mạng”.

Việc đình chiến tại Buenos Aires sẽ không duy trì được lâu nếu Mỹ vẫn giữ lập trường của mình.


Thỏa thuận đình chiến Mỹ - Trung: Tạm tránh đổ vỡ, căng thẳng còn dài?

Các chuyên gia nhận định kết quả đạt được từ thỏa thuận đình chiến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không phải bước đột phá mà những khác biệt còn quá nhiều giữa hai bên.


The Diplomat: 3 lý do TT Trump sẽ thua trong cuộc chiến thương mại

Cuộc chiến thương mại mà chính quyền Trump khơi mào có thể trả lại vị tổng thống Mỹ một thất bại cay đắng, chuyên gia về Trung Quốc viết trên The Diplomat.




Minh Đức

Theo The Conversation

Bạn có thể quan tâm