Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Diệu kế cho 290.000 quân Thanh ngủ trọ một đêm của Ngô Thì Nhậm

Cho 290.000 quân Thanh ngủ trọ một đêm trước khi đánh cho chúng tan tác là diệu kế đi vào sử sách của Ngô Thì Nhậm.

Ngo Thi Nham anh 1

Câu 1. Danh sĩ Ngô Thì Nhậm quê ở đâu?

  • Nghệ An
  • Hà Nội
  • Bắc Ninh
  • Hải Dương

Theo sách “Giai thoại lịch sử Việt Nam”, Ngô Thì Nhậm (1746-1803), tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên, quê ở Tả Thanh Oai (Hà Nội ngày nay). Ông là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê và Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh năm 1789. Tranh minh họa: Báo Bình Phước.

Ngo Thi Nham anh 2

Câu 2. Ngô Thì Nhậm xuất thân trong gia đình có hoàn cảnh thế nào?

  • Thương gia

  • Nông dân

  • Võ quan

  • Trí thức

Theo sách “Kể chuyện sứ thần Việt Nam”, Ngô Thì Nhậm xuất thân trong gia đình trí thức, danh gia vọng tộc thời bấy giờ. Gia đình ông có truyền thống học hành và khoa bảng danh tiếng của đất Bắc Kỳ. Tranh minh họa: Báo Bình Phước.

Ngo Thi Nham anh 3

Câu 3. Ông từng thi đỗ...?

  • Trạng nguyên

  • Bảng nhãn

  • Thám hoa

  • Tiến sĩ

Theo sách “Kể chuyện hiền nhân nước Việt”, Ngô Thì Nhậm thi đỗ giải nguyên khi 23 tuổi. Đến năm 1775, ông đỗ tiến sĩ dưới thời Hậu Lê khi 29 tuổi.

Ngo Thi Nham anh 4

Câu 4. Chức quan Ngô Thì Nhậm từng nắm giữ dưới triều Lê?

  • Tể tướng

  • Thừa tướng

  • Thái úy

  • Công bộ thị lang

Sau khi đỗ đạt cao, ông ra làm quan cho nhà Hậu Lê. Nhờ tài năng hơn người, Ngô Thì Nhậm từng được giao giữ những trọng trách như Đốc đồng trấn Kinh Bắc, Đốc đồng Lạng Sơn, Công hữu thị lang, trước khi từ bỏ quan trường về quy ẩn. Sau khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần hai (1788), xuống chiếu cầu hiền, Ngô Thì Nhậm mới ra làm quan cho nhà Tây Sơn. Tranh minh họa: Báo Bình Phước.

Ngo Thi Nham anh 5

Câu 5. Khi quân Thanh xâm lược nước ta, Ngô Thì Nhậm bày mưu kế gì?

  • Đánh nhanh thắng nhanh

  • Đánh úp

  • Lui quân về Nghệ An

  • Lui quân về Tam Điệp

Khi biết tin quân Thanh xâm lược nước ta cuối năm 1788, đa số thủ lĩnh Tây Sơn muốn dùng quân mai phục, đánh úp quân Thanh dọc đường. Ngô Thì Nhậm là người duy nhất phản đối chủ trương này. Ông nhận định: “Khéo mai phục thì thắng, lầm mai phục là thua”. Do đó, thay vì mai phục đánh địch ngay, ông nói: "Nay, ta giữ quân mà rút về chỗ hiểm Tam Điệp (Ninh Bình), cho giặc vào Thăng Long ngủ trọ một đêm, rồi tung quân ra đánh, đuổi chúng đi, có mất gì đâu”. Nhờ diệu kế này, quân Thanh tỏ ra đắc thắng, không phòng bị, cuối cùng bị quân Tây Sơn đánh tan tác.

Ngo Thi Nham anh 6

Câu 6. Vua nào của nhà Thanh rất quý mến và ban thưởng cho Ngô Thì Nhậm?

  • Khang Hy

  • Càn Long

  • Ung Chính

  • Phổ Nghi

Theo sách "Nhà Tây Sơn", sau đại thắng quân Thanh năm 1789, Ngô Thì Nhậm là cầu nối để nhà Tây Sơn và nhà Thanh hòa hiếu. Ông từng 2 lần đi sứ Trung Quốc, được vua Càn Long và triều thần nhà Thanh nể phục, hết lời khen ngợi, ban thưởng cho nhiều vật phẩm có giá trị. Tranh minh họa: Báo Bình Phước.

Trạng nguyên duy nhất đi tu

Theo sách "Kể chuyện tấm gương hiếu học", trong số gần 50 trạng nguyên nước Việt thời phong kiến, ông là người duy nhất đi tu.

Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm