Chủ tịch "quậy" tưng bừng với phong cách thời trang kết hợp giữa sơ mi và áo đấu thể thao chủ nhật vừa rồi hóa ra lại là một doanh nhân đình đám Đông Nam Á. Cách phối đồ kì lạ và có phần "quê mùa" ấy của Chủ tịch Cardiff City đã làm cả mạng xã hội Twitter phát sốt, ấy là chưa kể những hành động ăn mừng đầy phấn khích mà chẳng người đồng nhiệm nào ở Anh từng thể hiện. Rõ ràng, đó là dấu ấn vô cùng đặc biệt của tỷ phú người Malaisia: Vicent Tan. Nó khác xa sự lạnh lùng và có phần "khủng bố" kiểu nhà Glazer hay Roman Abramovich.
![]() |
Vị chủ tịch kì lạ của Cardiff City. |
Lẽ dĩ nhiên, Vicent Tan cũng không đứng ngoài làn sóng đầu tư vào thị trường Việt Nam khi rót hàng trăm triệu USD vào hàng chục dự án ở Việt Nam vào thời điểm 2008. Đó là những dự án trải dài trên nhiều lĩnh vực như đất đai, du lịch và chứng khoán từ Hà Nội, Hòa Bình đến TP.HCM, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho đôi bên trong tương lai. Ngoài ra, cũng chính Berjaya là chủ sở hữu của khách sạng sang trọng bậc nhất Việt Nam, Sheraton Hà Nội, cùng khu nghỉ mát xa xỉ Long Beach Resort tại Phú Quốc.
![]() |
Sheraton Hà Nội cũng thuộc quyền sở hữu của Vincent Tan. |
Dù vậy, ít ai biết rằng, người đàn ông Malaisia này đã phải trải qua những ngày tháng khốn khó khi còn đi học.
Xuất thân trong một gia đình kinh doanh nhỏ nhưng đến năm 16 tuổi, Vicent Tan không có cơ hội vào đại học bởi khó khăn về mặt tài chính. Hai bàn tay trắng, Vicent Tan đành xin vào làm ở ngân hàng và kiêm thêm việc bán báo hiểm vào mỗi buổi tối. Khả năng kinh doanh của ông đã sớm được thể hiện trong thời điểm ấy, khi sớm thăng tiến lên những chức vụ quan trọng của công ty bảo hiểm Quốc tế Mỹ vào năm 21 tuổi. Tới cuối những năm 70, Tan quyết định thoát ly và thành lập công ty riêng, tiền thân của tập đoàn Berjaya sau này.
Đến năm 1981, ông thực hiện kế hoạch nhượng quyền thương hiệu với McDonald's và chính thức biến Berjaya thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành với các thương vụ khác ở các lĩnh vực xổ số, cá cược, du lịch, và bất động sản. Thành công là vậy, nhưng trái với vẻ bề ngoài lạnh lùng của những ông trùm tài phiệt Mỹ hay Nga, Vicent Tan lại có sự dí dỏm kiểu diễn viên hài Hong Kong nhờ bộ ria mép đặc trưng và lối nói chuyện hài hước, giản dị nhưng đầy tự tin.
Năm 2010, ông tiếp quản Cardiff City sau khi bỏ tiền mua lại 31,6% cổ phần của câu lạc bộ (CLB), và gây ra cuộc tranh cãi bất tận khi biến màu áo xanh truyền thống của CLB vốn được mệnh danh là "Bluebirds" này thành màu đỏ rực lửa, vốn được cho là màu may mắn của ông.
![]() |
Trông ông khá giống một diễn viên hài nổi tiếng của Hong Kong. |
Tỷ phú John Paulson bỏ vàng ôm đàn
Tháo chạy khỏi vàng, Paulson đã tìm đến khoản đầu tư mới: đàn. Giữa tháng 8/2013, ông mua lại Steinway Musical Instruments, công ty chuyên sản xuất đàn piano có trụ sở tại Manhattan (Mỹ), với giá 512 triệu USD.
Tỷ phú Việt và làn sóng bỏ 'râu ria' quay về nghề tay phải
1
Thua lỗ nặng, khó khăn do đầu tư dàn trải, đa ngành, nhiều đại gia đã tuyên bố rút vốn, bán bớt để giảm gánh nặng. Hội chứng quay về với "chuyên môn" đang lan rộng trong các tỷ phú Việt.
Tỷ phú Donald Trump bị kiện vì lừa sinh viên
2
Thay vì được dạy thủ thuật bán hàng, những sinh viên mong muốn học hỏi óc nhạy bén trong kinh doanh của tỷ phú lừng danh chỉ được chụp ảnh cùng tấm bìa carton có hình Donald Trump.