Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Điều gì đã giúp ông Trump đảo ngược tình thế

Môi trường chính trị Mỹ hiện không thuận lợi cho chiến thắng của bà Harris như nhiều người tưởng. Dù điều gì xảy ra ngày 5/11, chiến dịch tranh cử không suôn sẻ cho đảng Dân chủ như mong đợi.

bau cu tong thong my anh 1

Sau cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022, cựu Tổng thống Donald J. Trump dường như đã bị đánh bại. Song dù có thể thua, ông Trump rõ ràng chưa từng bị “loại khỏi cuộc chơi” như nhiều người dự đoán, bất chấp hàng loạt tai tiếng từ cuộc bạo loạn ngày 6/1/2021, các cáo buộc hình sự và việc lật ngược phán quyết Roe v. Wade về quyền phá thai, theo New York Times.

Vậy vì sao ông Trump vẫn còn sức cạnh tranh? Câu trả lời đơn giản nhất là môi trường chính trị tại Mỹ hiện không thuận lợi cho chiến thắng của đảng Dân chủ như nhiều người vẫn nghĩ.

Đảng Dân chủ rõ ràng đang phải đối mặt với nhiều trở ngại trong cuộc bầu cử này. Trong cuộc thăm dò gần nhất của New York Times/Siena College, chỉ 40% cử tri ủng hộ thành tích của Tổng thống Joe Biden và 28% cho rằng đất nước đang đi đúng hướng. Chưa có đảng nào giữ được ghế tại Nhà Trắng khi có quá nhiều người Mỹ không hài lòng với tình hình đất nước hay tổng thống đương nhiệm.

Các cuộc thăm dò cho thấy thách thức của đảng Dân chủ thậm chí còn sâu sắc hơn. Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, đảng Cộng hòa đã cân bằng hoặc vượt qua về mức độ nhận diện trên toàn quốc.

Vấn đề chung

Khó khăn của đảng Dân chủ có thể là một phần xu hướng rộng lớn hơn về thách thức chính trị cho đảng cầm quyền ở khắp các nước phát triển. Cử tri dường như khao khát sự thay đổi khi có cơ hội. Các đảng cầm quyền ở Anh, Đức, Italy, Australia và gần đây nhất là Nhật Bản đều phải đối mặt với thất bại hoặc mất quyền lực. Chính ông Trump cũng thua cuộc 4 năm trước. Pháp và Canada có thể cũng sẽ có mặt trong danh sách này.

Mỗi quốc gia và đảng phái đều có những vấn đề riêng, nhưng nhìn chung đều chung một câu chuyện chính: Đại dịch Covid-19 và những thay đổi sau đó. Gần như khắp nơi, giá cả tăng cao và hậu quả của đại dịch khiến cử tri tức giận, bất mãn. Điều này làm giảm uy tín của các đảng cầm quyền, nhiều đảng trong số này cũng không đặc biệt được yêu thích ngay từ đầu.

bau cu tong thong my anh 2

Đảng Cộng hòa thực chất đang còn nhiều lợi thế hơn. Ảnh: New York Times.

Tại Mỹ, sự thất vọng và vỡ mộng sau đại dịch đã ảnh hưởng đến đảng Dân chủ. Đảng này ủng hộ phản ứng mạnh mẽ với virus, bao gồm các quy định đeo khẩu trang, tiêm vaccine, đóng cửa trường học và phong tỏa. Đảng Dân chủ cũng ủng hộ phong trào Black Lives Matter, chính sách mở cửa biên giới, nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính và chi hàng nghìn tỷ USD cho các gói kích thích. Khi đại dịch kết thúc, tất cả điều này nhanh chóng trở thành gánh nặng.

Không giống các đảng cầm quyền khác, đảng Dân chủ có “lá bài Trump” để tận dụng. Cùng với vấn đề phá thai, điều này có thể giúp họ giành chiến thắng như trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022. Nhưng ngay cả khi bà Kamala Harris chiến thắng, đó không nhất thiết là chiến thắng cho phe tiến bộ.

Lần dầu tiên trong 16 năm qua, đảng Dân chủ đang phải nhượng bộ trên nhiều phương diện. Họ tỏ ra bảo thủ hơn về vấn đề nhập cư, năng lượng và tội phạm, đồng thời giảm bớt các nỗ lực truyền thống của phe tự do nhằm mở rộng mạng lưới an sinh xã hội, vốn đã bị lu mờ bởi sự cấp bách trong việc hạ giá cả.

Dù kết quả thế nào, có lẽ một thời kỳ dài thống trị của phe tự do trong chính trị Mỹ đang dần kết thúc.

Kết thúc một kỷ nguyên?

Từ năm 2008, đảng Dân chủ và chủ nghĩa tự do đã thống trị chính trị Mỹ. Đảng Dân chủ giành chiến thắng trong 4 cuộc bầu cử tổng thống liên tiếp về số phiếu phổ thông. Khi kiểm soát hoàn toàn chính phủ, họ đã ban hành Đạo luật Chăm sóc Y tế Giá cả phải chăng (Affordable Care Act), Dodd-Frank và Đạo luật CHIP, cứu ngành công nghiệp ôtô và chi hàng tỷ USD cho năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng và nhiều lĩnh vực khác.

Chủ nghĩa tự do cũng đã lên ngôi trong lĩnh vực văn hóa. Giai đoạn này được đánh dấu bằng một loạt phong trào nổi bật của phe cánh tả, từ phong trào Occupy Wall Street, Black Lives Matter, #MeToo, đến chiến dịch của Bernie Sanders và các lời kêu gọi cho Thỏa thuận xanh mới (Green New Deal).

Việc ông Trump đắc cử không ngăn được dòng năng lượng tự do này và thậm chí còn thúc đẩy nó mạnh mẽ hơn. Chiến thắng của ông Trump khiến hàng triệu người lo ngại và phẫn nộ, vì họ coi ông là phân biệt chủng tộc, kỳ thị giới tính và mối đe dọa đối với nền dân chủ.

bau cu tong thong my anh 3

Chủ nghĩa tự do đã áp đảo các cuộc bầu cử ở Mỹ trong nhiều năm. Ảnh: New York Times.

Song chỉ trong vài năm gần đây, năng lượng tự do này dường như bỗng nhiên biến mất. Sự phản đối với các quy định trong đại dịch và phong trào thức tỉnh dần trở thành xu hướng chính, thậm chí chia rẽ cả các tổ chức tự do. Niềm tin vào truyền thông, “chuyên gia” và các nhà khoa học giảm mạnh. Giới trẻ Mỹ lên mạng xã hội - có thể là nhờ vào các thay đổi về thuật toán - để bày tỏ sự thất vọng với tổng thống đương nhiệm, chi phí sinh hoạt cao, những cơ hội bị đánh mất và sự tức giận đối với một hệ thống không hoạt động vì họ.

Đồng thời, các sự kiện sau đại dịch đã làm giảm đáng kể niềm tin vào chủ nghĩa tự do, bất kể tính hợp lý của các lập luận. Lạm phát và lãi suất cao có thể bị cho là do chi tiêu của chính phủ kích thích nhu cầu quá mức. Giá xăng cao có thể bị đổ lỗi cho việc đình chỉ giấy phép khoan dầu và chấm dứt dự án đường ống Keystone. Dòng người di cư tăng đột biến có thể là do chính sách nới lỏng biên giới của chính quyền, tình trạng vô gia cư, tội phạm và bất ổn củng cố nhu cầu về “luật pháp và trật tự”.

Trước từng vấn đề, đảng Dân chủ đã phản ứng bằng cách chuyển sang xu hướng bảo thủ. Rõ ràng nhất, bà Harris phải rút lại các quan điểm từng đưa ra khi trào lưu văn hóa cấp tiến đang ở đỉnh điểm vào năm 2019 như cấm khai thác khí đốt, chương trình bảo hiểm y tế toàn dân (Medicare for all),... Có thể nói đảng Dân chủ đã hạ thấp toàn bộ chính sách mà họ từng tự tin rao giảng tới cử tri nói chung, chỉ vài năm trước đây.

Về vấn đề nhập cư, ưu tiên hàng đầu của bà Harris hiện là dự luật an ninh biên giới, thay vì giải pháp toàn diện mà các nhà hoạt động Latino và thậm chí cả đảng viên trung dung đã ủng hộ cách đây một thập kỷ. Về năng lượng, đảng Dân chủ tự hào về việc tăng sản lượng dầu trong nước. Về tội phạm, sự nghiệp công tố viên của bà Harris hiện là một điểm cộng.

Trong khi đó, các chương trình mở rộng mạng lưới an sinh xã hội từng đóng vai trò chủ chốt nay đã giảm bớt.

Sự chuyển dịch sang xu hướng bảo thủ cũng thể hiện ở góc độ nhận diện đảng. Năm nay, các cuộc thăm dò cho thấy lợi thế kéo dài gần hai thập kỷ của đảng Dân chủ về nhận diện đảng đã bị xóa bỏ hoặc thậm chí đảo ngược. Cuộc thăm dò của các hãng nổi tiếng nhất như Pew Research, Gallup, NBC/WSJ, Times/Siena,... đều cho thấy đảng Cộng hòa đã lần đầu vượt qua đảng Dân chủ kể từ năm 2004.

bau cu tong thong my anh 4

Bà Harris và đảng Dân chủ đang phải nhượng bộ nhiều vấn đề. Ảnh: New York Times.

Một cơ hội bị bỏ lỡ?

Việc đảng Dân chủ mất lợi thế về độ nhận diện và đảng Cộng hòa ngày càng có ưu thế về các vấn đề quan trọng báo hiệu cuộc bầu cử lần này là cơ hội tốt cho đảng Cộng hòa.

Nếu không phải vì những bất lợi từ ông Trump, thật dễ hình dung cách đảng Cộng hòa có thể thắng áp đảo giống như năm 1980 hoặc 2008, khi nền chính trị Mỹ nghiêng hẳn sang cánh tả hoặc cánh hữu. Ông Trump có thể vẫn làm được điều đó, nhưng rõ ràng những vấn đề từ chính ông đang khiến chiến thắng này trở nên khó khăn hơn.

Nếu đảng Cộng hòa thắng, sự suy giảm của chủ nghĩa tự do sẽ là lý do khả dĩ nhất, chứ không phải sức hút chính trị của ông Trump. Giai đoạn thống trị của đảng Dân chủ, sự xáo trộn trong và sau đại dịch đã để lại quá nhiều cử tri thất vọng và không sẵn lòng trao cơ hội tiếp theo cho đảng này, dù họ có những e ngại lớn về cựu tổng thống.

Nếu đảng Cộng hòa thất bại, lý do cũng đơn giản không kém: Chính hành vi của ông Trump vào ngày 6/1/2021 và phán quyết của Tòa án Tối cao về quyền phá thai đã khiến ông đánh mất một cuộc bầu cử vốn có thể là cơ hội vàng.

Song trong trường hợp thứ hai, chiến thắng của bà Harris có thể vẫn không phải tín hiệu tích cực cho những người cấp tiến. Kỳ lạ thay, viễn cảnh dễ hình dung nhất lại là sự tái sinh của chủ nghĩa tự do nếu ông Trump đắc cử và một lần nữa thổi bùng lên ngọn lửa chống Trump.

Tiết lộ về tổng thống Mỹ

Mục Thế giới xin giới thiệu tủ sách về tổng thống Mỹ, cung cấp cho độc giả thông tin về các đời tổng thống Mỹ cùng những người thân của họ, qua đó cho phép chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn không chỉ vào cuộc đời của những nhà lãnh đạo xứ cờ hoa mà còn là vào nền chính trị Mỹ.

'Cú lội ngược dòng' bất ngờ của bà Harris

Kết quả thăm dò dư luận của Des Moines Register/Selzer cho thấy ứng viên Dân chủ Kamala Harris dẫn trước đối thủ Donald Trump ba điểm phần trăm, theo Guardian.

Tuần 'điên rồ' của ông Trump

Xu hướng phân biệt chủng tộc, xem nhẹ phụ nữ và ngôn từ bạo lực đã góp phần tạo nên một tuần tranh cử đầy hỗn loạn của cựu Tổng thống Donald Trump.

Gia Hân

Bạn có thể quan tâm