Tổng thống Trump và chủ tịch Tập Cận Bình đã đạt được thỏa thuận tại cuộc họp G20 trong khuôn khổ đối thoại thương mại về việc sẽ trì hoãn thêm 90 ngày cho đợt áp thuế mới từ phía Mỹ. Dù đó là tiến triển tốt nhưng vẫn chưa đủ để giải quyết ổn thỏa bất kỳ căng thẳng cơ bản nào trong mối quan hệ kinh tế giữa hai nước hiện nay.
Chỉ số ít quan sát viên nghi ngờ rằng Trung Quốc cần phải thực hiện những thay đổi đáng kể trong các lĩnh vực như sở hữu trí tuệ, quyền lợi cho nhà đầu tư nước ngoài và trợ cấp cho các công ty nhà nước nếu đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Trump không phải người duy nhất cẩn trọng với thực tiễn kinh tế Trung Quốc. Khi chính phủ các nước vượt qua được nỗi thất vọng đối với chính quyền Trump, họ cũng thừa nhận rằng các hoạt động thương mại của Trung Quốc đã không khiến họ hài lòng.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng có lý khi đàn phán. Họ đã nhấn mạnh rằng đàm phán kinh tế chỉ nên tập trung xác định những cơ hội đôi bên cùng có lợi chứ không phải các câu hỏi liên quan đến ý thức hệ.
Bài toán khó
Mỹ đã yêu cầu một sách lược khả thi để giải quyết những bất bình chính đáng của mình. Một cách tiếp cận khả thi sẽ phải bao gồm các mục tiêu khả thi được thực hiện và hỗ trợ bởi chính sách “cây gậy và củ cà rốt” (tức “vừa đấm vừa xoa”), cùng với đó là sẵn sàng vạch rõ lộ trình đến thành công.
Summers nhận định, trọng tâm bài toán chiến lược kinh tế với Trung Quốc nằm ở thực tế gây bối rối.
Trump cần "mềm mỏng" hơn để giải "bài toán" Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg. |
Đặt giả thiết Trung Quốc đã tuân thủ đầy đủ mọi quy tắc thương mại – đầu tư và mở cửa với toàn cầu như các quốc gia cởi mở nhất. Có hai trường hợp có thể xảy ra: hoặc Trung Quốc đã có thể phát triển nhanh hơn vì cải cách nhanh hơn; hoặc nước này tăng trưởng chậm hơn vì giảm trợ cấp và cạnh tranh nước ngoài tăng cao. Nhưng dù với trường hợp nào thì tốc độ tăng trưởng có khả năng biến thiên trong khoảng 1%.
Tương tự, một số công ty Mỹ đã có thể kiếm thêm lợi nhuận ở Trung Quốc và giảm bớt một số việc làm trong ngành sản xuất nếu giả thiết kia xảy ra. Do đó, không thể lập luận rằng thực tiễn thương mại không công bằng của nước này đã ảnh hưởng đến tăng trưởng Mỹ dù chỉ 0,1% mỗi năm.
Nói vậy không phải để phủ định mối đe dọa từ Trung Quốc đến trật tự quốc tế. Đây là cơn địa chấn đối với riêng Mỹ khi mất ngôi vị nền kinh tế lớn nhất thế giới sau một thế kỷ thống trị. Việc Mỹ mất dần vị trí dẫn đầu tại các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thông tin hay trí thông minh nhân tạo tuy xa rời thực tế nhưng hoàn toàn hợp lý trong thập kỷ tới.
Mỹ mất "ngôi vương"?
Liệu Mỹ có thể tưởng tượng ra một hệ thống kinh tế toàn cầu khả thi vào năm 2050, mà trong đó, nền kinh tế Mỹ chỉ bằng một nửa so với quốc gia lớn nhất? Một nhà lãnh đạo chính trị có thể nhận thức được viễn cảnh tương lai như vậy hay không? Và có cách nào để kìm hãm kinh tế Trung Quốc mà không xảy ra xung đột?
Những câu hỏi hóc búa trên chưa có đáp án rõ rệt. Nhưng đó không phải là lý do để bỏ qua chúng và tập trung vào những kháng cự ngắn hạn. Trung Quốc dường như sẵn sàng đáp ứng các vấn đề cụ thể liên quan đến thương mại miễn là Mỹ chấp nhận sự phát triển thịnh vượng của nước này.
Đây là thỏa thuận mà Mỹ nên thực hiện ngay khi còn có thể. Cố gắng ngăn chặn nền kinh tế Trung Quốc chỉ tạo thêm nhiều rủi ro chống lại Mỹ ở Bắc Kinh.
Lawrence Summers cho rằng Mỹ nên chấp nhận hợp tác với Trung Quốc. Ảnh: The Huffington Post. |
Những thất bại của Trump đã thu hút sự chú ý cho các vấn đề kinh tế từ phía Trung Quốc nhiều hơn những người tiền nhiệm. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu vị tổng thống này có sử dụng đòn bẩy của mình thành công hay không.
Câu trả lời phụ thuộc vào khả năng thuyết phục quốc gia đối lập rằng Mỹ có khả năng đồng ý với thỏa hiệp, sẵn sàng vượt ra khỏi chủ nghĩa thương mại hạn hẹp của chính mình.
Người dân Mỹ có thể hy vọng vào điều đó, Summers kết luận.