Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Điểm mặt' máy bay Mỹ tham gia tập trận RIMPAC 2012 (phần cuối)

Góp mặt đông đảo với nhiều chủng loại trong RIMPAC năm nay là đội ngũ trực thăng, đảm trách hầu hết các nhiệm vụ...

'Điểm mặt' máy bay Mỹ tham gia tập trận RIMPAC 2012 (phần cuối)

Góp mặt đông đảo với nhiều chủng loại trong RIMPAC năm nay là đội ngũ trực thăng, đảm trách hầu hết các nhiệm vụ...

>>'Điểm mặt' máy bay Mỹ tham gia tập trận RIMPAC 2012 (phần 3)
>>Điểm mặt máy bay Mỹ tham gia tập trận RIMPAC 2012 (phần 2)
>>'Điểm mặt' máy bay Mỹ tham gia tập trận RIMPAC 2012 (phần 1)

Ngày nay, máy bay trực thăng góp mặt ngày càng nhiều trong các hoạt động tác chiến trên biển. Tập trận RIMPAC 2012 vinh dự có sự tham gia của đội ngũ trực thăng hùng hậu, từ biên chế hải quân 9 quốc gia. Mexico gửi đến tập trận loại trực thăng Mi-17 thường đảm trách nhiệm vụ chống buôn lậu ma túy trên biển. Chile gửi đến máy bay trực thăng HH-65 Dolphin thường được cảnh sát biển sử dụng tuần tra trong khi Singapore cử đến đội bay S-70B Seahawk.

Nhật Bản đưa SH-60J Seahawk tới tập trận với nhiệm vụ tuần tra chống ngầm trong khi Hàn Quốc dự định triển khai Super Lynx MK.99. Ngoài Mỹ, sẽ có 2 quốc gia khác gửi trực thăng tấn công tham dự RIMPAC 2012 là Australia và Canada với các loại máy bay S-70B-2 Seahawks, CH-124A Sea Kings, MH-60R/B/S Seahawks và MH-53 Pave Lows.

Máy bay mà Mỹ đưa tới tập trận lần này bao gồm MH-60R và những biến thể của MH-60S Seahawk. Đây là loại trực thăng sử dụng nhiên liệu sinh học pha trộn với nhiên liệu truyền thống nhằm giảm sự phụ thuộc của quân đội Mỹ vào loại nhiên liệu hóa thạch là dầu mỏ.

Trực thăng đa nhiệm hải quân MH-60S Knighthawk (Seahawk)

 

Được đưa vào biên chế tháng 2/2002, hiện có khoảng 52 chiếc MH-60R và 154 chiếc MH-60S đang phục vụ trong quân đội Mỹ. Những trực thăng này thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ chiến tranh đặc biệt và rà mìn từ trên không trung. Những loại trực thăng này được trang bị trên các tàu đổ bộ, thuộc nhóm tàu tấn công của Hải quân Mỹ.

Trực thăng đổ bộ hạng nặng CH-53E Super Stallion

 

Được đưa vào biên chế quân đội Mỹ từ những năm 1974 và chính thức phục vụ lực lượng Thủy quân lục chiến năm 1981, có tổng số 172 chiếc CH-53 được giao cho Hải quân Mỹ nhưng chỉ có 165 chiếc còn đang hoạt động vào thời điểm hiện tại. Chúng được phân bổ cho 2 hạm đội Hải quân khổng lồ của Mỹ là Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Đại Tây Dương.

Với kích cỡ lớn, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển lính thủy đánh bộ và các loại khí tài hạng nặng. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò đào tạo, dự phòng và thử nghiệm các loại vũ khí và chiến lược quân sự của Hải quân. Những chiếc CH-53E Super Stallion còn có khả năng đưa phi cơ bị hư hỏng từ tàu sân bay về căn cứ trên đất liền để sửa chữa nhờ sức nâng lý tưởng.

Trực thăng tìm kiếm cứu nạn HH-60G Pave Hawk

 

HH-60G Pave Hawk là loại trực thăng chuyên trách nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn ở cự ly trung bình, có nguồn gốc từ trực thăng UH-60A Black Hawk của quân đội Mỹ. Những chiếc HH-60G Pave Hawk còn được thiết kế để tìm kiếm cứu hộ binh sĩ Mỹ trong khu vực thuộc quyền kiểm soát của đối phương cũng như sơ tán y tế, cứu trợ thiên tai, hỗ trợ nhân đạo, hợp tác an ninh, thả nhu yếu phẩm và hỗ trợ các tàu con thoi của NASA.

HH-60G Pave Hawk có thể bay với tốc độ tối đa 360 km/h, tốc độ trung bình 294km/h và phạm vi hoạt động lên tới 933km. Chiếc phi cơ có thể cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 9.900kg trong khi tải trọng rỗng là 7.260kg. Ngoài ra, HH-60G Pave Hawk cũng được trang bị 2 loại súng máy hạng nhẹ đặt ở 2 bên thân máy bay, có thể sử dụng trong trường hợp nguy cấp.

Trực thăng UH-1Y Huey Utility

 

Dưới chương trình H-1 của Thủy quân Lục chiến Mỹ, 100 chiếc trực thăng UH-1Y Huey Utility đang được tái sản xuất. Lợi thế của UH-1Y Huey Utility là cơ động, đơn giản, chi phí rẻ nhưng hiệu quả cao. Chúng có trọng lượng cất cánh rỗng đạt 5.369kg, trọng lượng cất cánh tối đa đạt 8.390kg, vận tốc cực đại 293km/h. UH-1Y Huey Utility được trang bị hệ thống phóng rocket 70mm.

Trực thăng đa năng Mi-8/Mi-17 Hip

 

Có hơn 12.000 trực thăng Mi-8 (NATO gọi là Hip) được Nga sản xuất sử dụng nội địa và 2.800 chiếc khác được chế tạo để xuất khẩu tới hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới. Mi-8 và các biến thể của nó có thể đáp ứng nhiệm vụ vận tải, chiến tranh điện tử, trinh sát, tìm kiếm cứu hộ và cả chiến đấu với phiên bản Mi-8TV có vũ trang. Mi-8 có trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 12 tấn trong đó trọng lượng cất cánh rỗng chỉ là 6.990kg. Như vậy, chiếc trực thăng này có thể mang hàng tấn thiết bị chuyên dụng để phục vụ các mục đích khác nhau, trong đó có cả hệ thống tên lửa có điều khiển đối với phiên bản chiến đấu. Mi-17 là phiên bản chuyển giao công nghệ của Mi-8 do Trung Quốc và Nga hợp tác sản xuất.

Trực thăng đa nhiệm HH-65 Dolphin

 

Được sử dụng chủ yếu bởi lực lượng cảnh sát biển, HH-65 Dolphin có khả năng đáp ứng nhiệm vụ tuần tra, cứu hộ, chống buôn lậu, phá băng, bảo vệ môi trường hay kiểm soát ô nhiễm. Chiếc phi cơ có trọng lượng cất cánh rỗng 2,389kg, trọng lượng cất cánh cực đại 4.300kg với vận tốc bay tối đa đạt 324km/h. Trần bay tối đa của HH-65 Dolphin đạt 5,486m trong khi phạm vi hoạt động là 658km. Chiếc trực thăng được trang bị một khẩu súng máy M240 cỡ nòng 7,62mm và 1 khẩu súng trường bắn tỉa Barrett M207 cỡ nòng 12,7mm.

Trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra

 

AH-1W Super Cobra là trực thăng tấn công của Thủy quân lục chiến Mỹ. Nó chính thức đi vào biên chế quân đội Mỹ năm 1985 và đang được sử dụng tại các căn cứ không quân ở Thổ Nhĩ Kỳ và Đài Loan. Những chiếc AH-1W Super Cobra có trọng lượng cất cánh rỗng 2.998kg, trọng lượng cất cánh tối đa 4.540kg. Vận tốc tối đa của AH-1W Super Cobra đạt 282km/h trong khi trần bay tối đa là 3.215m. Chiếc phi cơ có thể hoạt động trong phạm vi 576km.

AH-1W Super Cobra được trang bị súng máy 3 nòng xoay M197 cỡ nòng 20mm và súng máy M97 turret trước mũi. Ngoài ra, nó còn có 2 ống phóng rocket Mk 40 or Hydra 70 với 14 quả mỗi bên. Hơn nữa, nó còn được trang bị tên lửa đối không, đối đất và chống tăng tại 8 điểm trên 2 giá treo ở hai bên cánh phụ.

Trực thăng chiến đấu Super Lynx Combat

 

Trực thăng chiến đấu Super Lynx Combat là sản phẩm của Anh, được chế tạo phục vụ Không quân Hoàng gia. Ngoài ra, nó cũng được Đức, Hàn Quốc, Singapore và Đan Mạch đặt mua. Những chiếc Super Lynx Combat có thể hoạt động trên các tàu khu trục hay tàu đổ bộ. Những phiên bản khác nhau của Super Lynx Combat cũng được nhiều quốc gia khác đặt mua để phục vụ chiến đấu.

Super Lynx có thể cất cánh với trọng lượng rỗng 3.291kg, trọng lượng tối đa 5.330kg với vận tốc tối đa 324km/h. Với thùng nhiên liệu tiêu chuẩn, Super Lynx có thể hoạt động trong phạm vi 528km. Nó được trang bị 2 ngư lôi hoặc 4 tên lửa Sea Skua. Vũ khí tấn công bao gồm 3 súng máy nòng xoay 20mm, 2 ống phóng rocket 70mm hoặc 8 tên lửa chống tăng TOW cùng các loại súng máy khác.

Trực thăng chống ngầm SH-2G Super Seasprite

 

SH-2G Super Seasprite là một trong những trực thăng gánh nhiệm vụ tiên phong trong các cuộc hành quân của Hải quân Mỹ. 16 chiếc SH-2G Super Seasprite đang hoạt động trong 2 phi đội HSL-94 và HSL-84 của Hải quân. Những chiếc SH-2G Super Seasprite được trang bị hệ thống chống ngầm, chống hạm, rà mìn, giám sát, tìm kiếm cứu hộ và các hoạt động bí mật.

Hải quân Australia cũng đang sở hữu 11 loại trực thăng loại này và biên chế cho các tàu khu trục lớp Anzac của Hải quân. SH-2G Super Seasprite có khả năng cất cánh với trọng lượng rỗng 4.170kg, trọng lượng tối đa 6.120kg với vận tốc cực đại 222km/h. Chiếc phi cơ có tầm hoạt động 1.000km. Ngoài các thiết bị chuyên dụng truy tìm tung tích tàu ngầm, SH-2G Super Seasprite còn được trang bị các loại tên lửa điều khiển chống hạm chuyên dụng. Hai giá treo cho phép nó trang bị 2 ngư lôi Mk 46 hoặc Mk 50 ASW.


Chiêm ngưỡng tòa nhà cao nhất châu Âu Những hình ảnh đáng nhớ về nhà lãnh đạo Palestine Arafat Kì ảo vườn 'siêu cây' năng lượng mặt trời Singapore Nước Mỹ và 'lời nguyền' ngày 4/7
Chiêm ngưỡng tòa nhà cao nhất châu Âu Những hình ảnh đáng nhớ về nhà lãnh đạo Palestine Arafat Kì ảo vườn 'siêu cây' năng lượng mặt trời Singapore Nước Mỹ và 'lời nguyền' ngày 4/7
Những nhân vật lừng danh bị ám sát 'Điểm mặt' máy bay Mỹ tham gia tập trận RIMPAC 2012 (phần 3) Các Tổng thống Mỹ ăn mừng Quốc khánh thế nào? Tàu 'công xưởng' Trung Quốc vi phạm luật Biển quốc tế
Nàng tiên cá không có thực 'Điểm mặt' máy bay Mỹ tham gia tập trận RIMPAC 2012 (phần 3) Các Tổng thống Mỹ ăn mừng Quốc khánh thế nào? Tàu 'công xưởng' Trung Quốc vi phạm luật Biển quốc tế

Trịnh Duy

Theo Infonet.vn

Trịnh Duy

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm