Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đi lại khổ sở ở nút giao có ba trường đại học

Người Hà Nội nhiều năm nay mệt mỏi mỗi lần phải chạy xe qua các tuyến phố Tây Sơn, Chùa Bộc, Nguyễn Lương Bằng, đặc biệt vào khung giờ cao điểm vì đường ùn tắc triền miên.

Un tac gio cao diem anh 1
Nút giao huyết mạch Tây Sơn - Chùa Bộc - Nguyễn Lương Bằng nhiều năm qua vẫn gây nhức nhối với người tham gia giao thông ở Hà Nội. Kể từ khi có cầu vượt Tây Sơn - Thái Hà năm 2012, cảnh ùn tắc ở đây không những không thuyên giảm, trái lại còn diễn ra nhiều hơn.
Un tac gio cao diem anh 2
Trong vòng bán kính 100 - 200 mét của nút giao này, có tới 3 trường đại học gồm ĐH Thủy Lợi, ĐH Công Đoàn và Học viện Ngân Hàng. Đây cũng là nút giao huyết mạch nối quận Đống Đa với trung tâm thủ đô.
Un tac gio cao diem anh 3
Đường Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng lòng đường nhỏ, nhiều người đi xe máy không tuân thủ lề lối, thường chen chúc vào làn ôtô làm cho tình hình giao thông càng thêm rối loạn.
Un tac gio cao diem anh 4
Ôtô cũng lấn làn chỉ để lại khe hở nhỏ cho các phương tiện khác, chưa kể nhiều xe buýt tấp vào bến đột ngột dễ ép người đi xe máy bật lên vỉa hè. 
Un tac gio cao diem anh 5
Tại ngã ba Tây Sơn - Hồ Đắc Di lượng phương tiện qua lại đây rất lớn do nơi đây là khu dân cư đông đúc. Tuy là ngã ba nhỏ nhưng lực lượng CSGT vẫn phải cắm chốt phân luồng điều tiết giao thông vào giờ cao điểm.
Un tac gio cao diem anh 6
Những người dân sống quanh khu vực này khi đưa trẻ đến trường thường phải đi sớm nhằm tránh cảnh tắc đường.
Un tac gio cao diem anh 7
Phố Chùa Bộc vốn nhỏ hẹp nên có thể ùn tắc bất cứ lúc nào, kể cả khi sinh viên Học viện Ngân hàng chưa tan. Bởi vì, tuyến phố này là tụ điểm kinh doanh thời trang bình dân thu hút rất đông khách.
Un tac gio cao diem anh 8
Nhiều thời điểm ôtô, xe buýt chiếm phần lớn diện tích lòng đường, người đi xe máy chỉ còn cách tràn lên vỉa hè khiến cảnh tượng ở tuyến phố này rất lộn xộn.
Un tac gio cao diem anh 9
Là điểm qua lại giữa các khu dân cư đông đúc như Nam Đồng, Thái Hà, Thái Thịnh, Khương Thượng... các phương tiện thường lưu thông qua nhiều đường nhánh, ngõ đổ ra. Thế nên, quay đầu, đi sang đường bừa bãi cũng là một nguyên nhân gây ùn tắc.
Un tac gio cao diem anh 10
Dù dưới đường rất tắc, nhưng trên nhiều tuyến xe buýt, hành khách lại khá thưa thớt.
Un tac gio cao diem anh 11
Nhiều đoạn vỉa hè khá hẹp lại bị xe máy dựng kín, người đi bộ bị bật xuống lòng đường. Tình trạng ùn tắc dày đặc và dài nhất ở khu vực này là vào hai khung giờ cao điểm buổi sáng và chiều tối. Những ngày thời tiết tốt thì khoảng 20h giao thông sẽ trở lại bình thường. Vào những ngày mưa, tình trạng kẹt xe xảy ra liên tục cả ngày.
Un tac gio cao diem anh 12
Đường Tây Sơn và Chùa Bộc (Đống Đa, Hà Nội) - Ảnh: Google Maps.

Nhích từng mét vượt 'ải Chương Dương' vào trung tâm thành phố

Nút giao Nguyễn Văn Cừ - Chương Dương (Hà Nội) "đều đặn" ngày nào cũng tắc dài cả cây số. Với những người thường xuyên di chuyển qua đây, họ đã quá quen với tình trạng này.

Đại công trường 5.300 tỷ, con đường khổ ải

Việc thi công dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long khiến lòng đường Phạm Văn Đồng thu hẹp, nhiều đoạn xuống cấp. Cửa ngõ tây bắc thủ đô vì thế thường xuyên ùn tắc kéo dài.


Hoàng Đông

Bạn có thể quan tâm