Trong 9 ngành được xếp hạng cao do Đại học Quốc gia TP.HCM đào tạo, một ngành vẫn duy trì thứ hạng so với năm ngoái, một ngành khác có sự nâng hạng trong năm nay. Ảnh: Fanpage Đại học Quốc gia TP.HCM. |
Những ngành này bao gồm ngành Kỹ thuật điện và điện tử (top 301-350), ngành Kỹ thuật hóa học (top 401-420), ngành Khoa học môi trường (top 401-450), ngành Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin (top 451-500), ngành Hóa học (top 601-630), nhóm ngành Quản lý và Khoa học xã hội (top 501-530), nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ (top 401-450).
Đặc biệt, ngành Kỹ thuật Dầu khí tiếp tục duy trì hạng top 51-100 thế giới, ngành Toán học đã nâng thứ hạng từ top 401-450 (năm 2022) lên top 301-350 trong năm nay.
Theo QS, Đại học Quốc gia TP.HCM có 5/9 ngành học đứng đầu Việt Nam, gồm Kỹ thuật dầu khí, Kỹ thuật điện và điện tử, Kỹ thuật hóa học, Khoa học môi trường và Hóa học.
9 ngành xếp hạng cao trên thế giới được đào tạo tại Đại học Quốc gia TP.HCM. Ảnh: Đại học Quốc gia TP.HCM. |
Bảng xếp hạng các trường đại học theo ngành học năm nay của QS có mặt 54 ngành học thuộc 5 lĩnh vực của gần 1.600 cơ sở giáo dục đại học trên thế giới, với hơn 18.300 chương trình đào tạo.
Kết quả của bảng xếp hạng này được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí, gồm uy tín trong giới học giả (Academic Reputation), đánh giá của nhà tuyển dụng (Employer Reputation), tỷ lệ trích dẫn trên bài báo (Citations per paper) và chỉ số H-index đo lường năng suất và mức độ tác động của các công bố khoa học trên mỗi cán bộ khoa học.
Cũng theo Bảng xếp hạng theo lĩnh vực năm 2023 nhưng của Times Higher Education, Đại học Quốc gia TP.HCM có 6 lĩnh vực được xếp hạng 801+ là Khoa học xã hội, Kinh doanh - Kinh tế, Khoa học máy tính, nhóm ngành Khoa học sự sống đạt top 800-1.000 và 2 nhóm ngành Kỹ thuật, Khoa học tự nhiên đồng vị trí top 1.000+.
Trước đó, trong bảng xếp hạng các trường đại học xuất sắc nhất châu Á của QS năm 2023, Đại học Quốc gia TP.HCM đạt vị trí 167.
Sách về nghề giáo
Mục Giáo dục giới thiệu một số lựa chọn liên quan đến nghề giáo - một nghề nghiệp đặc biệt và đang trải qua những biến động lớn:
Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương): Cuốn sách của hai nhà giáo tiên phong tại Việt Nam với nhiều suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.