Năm 2022, ĐH Luật TP.HCM đặt mức điểm chuẩn từ 24,5 đến 28,5 điểm. Trong đó, ngành Luật Thương mại quốc tế xét tuyển theo khối D66 và D84 có mức điểm trúng tuyển cao nhất.
Đại học Huế cũng đã công bố điểm trúng tuyển đợt 1 tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2022 theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (điểm thi) và phương thức xét điểm thi kết hợp với kết quả thi năng khiếu của tất cả khoa và trường thành viên. Trong đó, ĐH Luật, ĐH Huế, đặt mức điểm chuẩn 19 cho cả hai ngành Luật và Luật Kinh tế.
Ngành Truyền thông đa phương tiện thuộc khoa Quốc tế, ĐH Huế, lấy mức điểm cao nhất là 21 điểm. Hai ngành Quan hệ quốc tế, Kinh tế tài nguyên thiên nhiên lần lượt có điểm trúng tuyển là 18 và 16.
Khoa Giáo dục Thể chất, ĐH Huế, xác định điểm trúng tuyển là 19.
ĐH Khoa học, ĐH Huế, lấy điểm chuẩn cho 24 ngành đào tạo trong khoảng 15-17 điểm. Hai ngành lấy 17 điểm là Báo chí và Công nghệ thông tin. Ngành Kiến trúc và Kỹ thuật phần mềm lấy 16 điểm.
ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế, có mức điểm chuẩn dao động từ 15 đến 23 điểm. Trong đó, ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc có mức điểm cao nhất.
Ngành Kinh tế xây dựng của phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị có mức điểm chuẩn thấp nhất là 15. Ngoài ra, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; ngành Du lịch; ngành Công nghệ thông tin lấy chung mức điểm là 17.
26,4 là mức điểm thí sinh cần đạt được khi xét tuyển vào ngành Y khoa của ĐH Y - Dược, ĐH Huế. Nếu có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, thí sinh ngành này chỉ cần đạt 24,4 điểm là trúng tuyển. Ngành Răng - Hàm - Mặt cũng yêu cầu thí sinh đạt từ 26,4 điểm trở lên. Điểm chuẩn các ngành còn lại dao động từ 19 đến 25,1.
ĐH Kinh tế, ĐH Huế, có mức điểm trúng tuyển cao nhất là 23 điểm đối với ngành Marketing. Tiếp đến là Thương mại điện tử với 22,5 điểm. Các ngành còn lại dao động từ 16 đến 21,5 điểm.
Trường Du lịch, ĐH Huế, có mức điểm chuẩn dao động từ 17 đến 22 điểm. Trong đó, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và khách sạn có mức điểm cao nhất là 22, thấp nhất là ngành Du lịch điện tử là 16 điểm.
ĐH Nghệ thuật, ĐH Huế, đề ra mức điểm chuẩn cho 6 ngành đào tạo là từ 18 đến 20 điểm. Trong đó, ngành Sư phạm Mỹ thuật lấy 20 điểm, Thiết kế đồ họa lấy 19,5 điểm, Điêu khắc lấy 18 điểm. Các ngành còn lại là Hội họa, Thiết kế thời trang và Thiết kế nội thất yêu cầu thí sinh đạt từ 19 điểm trở lên.
ĐH Nông Lâm, ĐH Huế, lấy điểm chuẩn từ 15 đến 20 điểm. Năm nay, Công nghệ thực phẩm và Thú y là hai ngành có mức điểm chuẩn cao nhất.
ĐH Sư phạm, ĐH Huế, yêu cầu thí sinh xét tuyển ngành Vật lý và Sư phạm Vật lý phải đạt 26 điểm trở lên mới trúng tuyển. Đây là hai ngành lấy điểm chuẩn cao nhất của trường trong năm nay. Với các ngành còn lại, mức điểm chuẩn dao động từ 19 đến 25,25. Cụ thể như sau:
Khoa Kỹ thuật và Công nghệ, ĐH Huế, có mức điểm cao nhất là ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tuệ (gồm hệ Cử nhân và hệ kỹ sư) là 18,5 điểm. Thấp nhất là 2 ngành Kỹ thuật xây dựng và Kinh tế xây dựng là 15,75 điểm.
ĐH Hàng hải công bố điểm chuẩn cao nhất là 33,25 điểm (ngành Ngôn ngữ Anh - thang điểm 40), xếp sau là ngành Tiếng Anh thương mại với 33 điểm. Các ngành còn lại dao động từ 16 đến 26,26 điểm (thang điểm 30).
19 ngành đào tạo của ĐH Văn hóa Hà Nội đã có điểm chuẩn chính thức. Ngành Báo chí và Luật lấy điểm chuẩn cao nhất là 27,5 (ở tổ hợp C00) và 26,5 (ở tổ hợp D01, D78, D96, A16 và A00). Ngành Văn hóa học - Văn hóa truyền thông và ngành Du lịch - Lữ hành, hướng dẫn du lịch cũng lấy 27 điểm ở tổ hợp C00 và 26 điểm cho các tổ hợp còn lại. Điểm chuẩn các ngành khác của trường được công bố như sau:
ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội, thông báo điểm chuẩn cao nhất là 38,46 điểm (thang điểm 40) đối với ngành Sư phạm tiếng Trung. Riêng ngành Kinh tế - Tài chính (CTĐT LKQT do nước ngoài cấp bằng) có mức điểm 24,97 (thang điểm 30). Các ngành còn lại có mức điểm chuẩn từ 30,49 đến 38,1 điểm.
Giáo dục tiểu học là ngành lấy điểm chuẩn cao nhất tại ĐH Thủ Dầu Một, 25 điểm. Theo sau đó, ngành Sư phạm Ngữ văn và Sư phạm Lịch sử lấy 24 điểm, Marketing và Truyền thông đa phương tiện lấy mức chuẩn 23. Điều kiện trúng tuyển các ngành còn lại nằm trong khoảng 15-19 điểm.
ĐH Việt Nhật, ĐH Quốc gia Hà Nội, thông báo điểm trúng tuyển như sau:
ĐH An Giang lấy điểm chuẩn cao nhất là 27 (ngành Sư phạm Toán học). Theo sau đó là ngành Sư phạm Lịch sử với 26,51 điểm. Với 30 ngành còn lại, điểm chuẩn rơi vào khoảng từ 16 đến 25,7.
ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, lấy điểm chuẩn dao động từ 20,75 đến 28,55 điểm. Ngành Giáo dục Tiểu học có mức điểm chuẩn cao nhất.
ĐH Đông Á công bố điểm trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Ngành Dược học lấy 21 điểm, cao nhất trong số 36 ngành tuyển sinh. Theo sau đó là ngành Điều dưỡng, Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học (19 điểm) và Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (18 điểm). Các ngành còn lại đều lấy mức chuẩn 15 điểm.
Trường Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội, công bố điểm chuẩn cho 9 ngành đào tạo. Ngành Kinh doanh quốc tế và Ngôn ngữ Anh (chuyên sâu Kinh doanh - Công nghệ thông tin) có mức điểm cao nhất - 24 điểm. Duy nhất ngành Phân tích dữ liệu kinh doanh lấy mức điểm 23,5. Các ngành còn lại dao động từ 20 đến 22,5 điểm.
ĐH Kinh tế Quốc dân vừa công bố điểm trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét kết quả thi đánh giá tư duy. Ở phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022, ngành Quan hệ công chúng lấy điểm chuẩn cao nhất - 28,6. Các ngành còn lại nằm trong khoảng từ 26,1 đến 28,15. Với phương thức xét kết quả thi đánh giá tư duy, thí sinh cần đạt 20-24,5 điểm mới có thể trúng tuyển.
Thí sinh đăng ký theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT vào ĐH Đà Lạt cần đạt 16 điểm trở lên để trúng tuyển. Cụ thể, Sư phạm Ngữ văn là ngành lấy điểm cao nhất, 26. Theo sau đó là Sư phạm Toán học và Sư phạm Lịch sử, 25 điểm. Các ngành còn lại dao động từ 16 đến 24,5 điểm. Với phương thức xét kết quả học bạ, nhà trường đề ra mức chuẩn từ 18 đến 27,5. Điểm chuẩn cho phương thức xét kết quả đánh giá năng lực là 15-20 điểm. Tất cả đều tính theo thang điểm 30.
Phần lớn ngành của ĐH Đại Nam có mức điểm chuẩn là 15 điểm. Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có mức điểm cao nhất - 23 điểm. Các ngành Y khoa, Ngôn ngữ Hàn Quốc có mức điểm 22.
Học viện Chính sách và Phát triển công bố điểm chuẩn cho 10 ngành đào tạo. Ngành Ngôn ngữ Anh lấy 30,8 điểm (tính theo thang điểm 40). Các ngành còn lại đều tính theo thang điểm 30, do đó mức chuẩn dao động từ 24,2 đến 27 điểm. Nhà trường thông tin thêm thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển bằng kết quả bài thi đánh giá tư duy cần đạt từ 18 điểm trở lên.
ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, lấy mức điểm chuẩn cao nhất 26,45 đối với ngành Khoa học dữ liệu. Các ngành còn lại dao động từ 20 đến 26,35 điểm:
ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM, thông báo điểm chuẩn theo phương thức kết hợp. Điểm xét tuyển bao gồm 70% điểm thi đánh giá năng lực, 20% điểm thi tốt nghiệp THPT và 10% kết quả học tập bậc THPT. Theo đó, kết quả trúng tuyển theo từng ngành được công bố như sau:
ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM, công bố điểm chuẩn cao nhất là 28,2 ngành Khoa học Máy tính. Xếp sau đó là 27,2 điểm ở ngành Công nghệ Thông tin (CT Chất lượng cao) và nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin.
ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đã công bố điểm chuẩn năm 2022 ở các phương thức xét tuyển cho 32 ngành đào tạo trình độ đại học chính quy như sau:
Thí sinh trúng tuyển các phương thức trên của trường sẽ làm thủ tục nhập học từ ngày 16/9 đến 30/9.
Cùng ngày, ĐH Quản lý và Công nghệ TP.HCM đã công bố điểm chuẩn xét tuyển các phương thức cho tất cả ngành đào tạo. Trong đó, ở phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, mức điểm chuẩn nhà trường đưa ra là 15 điểm. Các phương thức còn lại của trường có điểm trúng tuyển như sau:
ĐH Thương mại lấy điểm chuẩn cao nhất là 27 với các ngành Marketing thương mại, Quản trị thương mại điện tử, Logistics và chuỗi quản lý cung ứng. Các ngành còn lại, thí sinh phải đạt 25,8-26,9 mới có thể trúng tuyển vào trường.
Trước đó, Zing đã cập nhật 20 trường công bố điểm chuẩn, cao nhất là 29,95 tại đây.
Điểm thi THPT 2022
Nam sinh tốt nghiệp điểm cao nhất Bách khoa tự trách vì đỗ đại học
Là người duy nhất trong số 3 anh em trai được đi học đại học, thế nhưng, Dương nhiều lần tự trách vì bản thân mang thêm gánh nặng cho gia đình.
Hơn 11.500 thí sinh tranh suất sớm vào trường Sư phạm
Sáng 11/5, hơn 11.500 thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội để tranh suất vào các trường Sư phạm trên cả nước.
Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024
Cả nước có 1.067.391 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT, nhiều hơn năm 2023 khoảng 43.300 em.
Tỷ lệ chọi vào trường chuyên Hà Nội giảm mạnh, có lớp giảm hơn một nửa
Theo số liệu thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 công lập năm 2024 do Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố, tỷ lệ chọi vào 4 trường THPT chuyên và có lớp chuyên của thành phố giảm mạnh.
IDP lên tiếng vụ cấp 56.200 chứng chỉ IELTS không hợp lệ
Bộ GD&ĐT nói 56.200 chứng chỉ IELTS do IDP cấp không hợp lệ, song đơn vị này khẳng định số chứng chỉ này được 12.000 tổ chức trên toàn thế giới công nhận.