ĐH Kinh tế Nghệ An vừa thông báo điểm trúng tuyển theo 3 phương thức là xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (PT1), xét học bạ (PT2) và xét tuyển kết hợp (PT3). Điểm chuẩn PT1 dao động từ 13 đến 15,5 điểm. PT2 lấy mức chuẩn chung cho cho 7 ngành là 15 điểm. Với PT3, thí sinh được yêu cầu đạt từ 15,5 đến 16 điểm.
ĐH Y tế Công cộng vừa công bố điểm trúng tuyển đại học chính quy năm 2022 đợt 1. Cụ thể, với phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng lấy mức cao nhất là 21,5 điểm. Với phương thức xét học bạ, ngành lấy mức cao nhất là Kỹ thuật xét nghiệm y học là 26,7 điểm.
ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu công bố điểm trúng tuyển đại học chính năm 2022 theo 3 phương thức là xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ THPT và xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM cho 23 ngành, 60 chuyên ngành:
ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương công bố điểm chuẩn theo 4 phương thức cho 5 ngành đào tạo. Với phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, ngành Y khoa lấy mức cao nhất là 25,4 điểm:
ĐH Y Dược Thái Bình lấy điểm chuẩn 26,3 cho ngành Y khoa, 23,55 cho ngành Y học cổ truyền. Tiếp đến, ngành Dược học có điểm trúng tuyển là 25, ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học lấy 24,15 điểm. Điểm chuẩn ngành Y học dự phòng, Điều dưỡng lần lượt là 19 và 21,3 điểm.
ĐH Hùng Vương công bố điểm chuẩn như sau:
ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng công bố điểm trúng tuyển cho 36 ngành đào tạo. Trong đó, Công nghệ thông tin (Đặc thù - Hợp tác doanh nghiệp) là ngành lấy mức cao nhất (26,65 điểm), tiếp đến là Kỹ thuật máy tính (26 điểm). Với các ngành còn lại, điểm chuẩn dao động từ 15 đến 26,65 điểm.
Điểm chuẩn ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp tại cơ sở Hà Nội nằm trong khoảng từ 19 đến 24 điểm, từ 17,5 đến 19 điểm cho cơ sở Nam Định. Bảng điểm chi tiết 2 cơ sở dưới đây:
ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải lấy điểm chuẩn cao nhất là 25,35 (hai ngành Thương mại điện tử, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng). Các ngành còn lại dao động từ 16 đến 25,3 điểm.
Điểm chuẩn ĐH Kinh Tế TP.HCM năm nay tiếp tục giữ ổn định ở tất cả các phương thức xét tuyển hoặc có sự tăng nhẹ ở một số ngành và chương trình đào tạo. Trong đó, Kiểm toán là ngành có mức điểm cao nhất - 27,8. Chương trình Kế toán tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB plus có mức điểm thấp nhất - 23,1.
ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM, có ngành Công nghệ thông tin lấy điểm chuẩn cao nhất - 27,5 điểm. Theo sau là ngành Khoa học dữ liệu (26 điểm). Các chương trình học hệ liên kết quốc tế có mức điểm chuẩn 16-18 điểm.
Điểm chuẩn các ngành của ĐH Sư phạm Hà Nội năm nay nằm trong khoảng 16,75- 28,5 điểm. Trong đó, điểm chuẩn ngành Giáo dục chính trị (C20) và Sư phạm ngữ văn (C00) cao nhất với 28,5 điểm. Thấp nhất là ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật (16,75 điểm).
ĐH Kiến trúc Đà Nẵng công bố điểm chuẩn đợt 1 cho hai phương thức là xét tuyển bằng kết quả học bạ và xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Điểm chuẩn xét học bạ dao động từ 16 đến 21 điểm. Riêng phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT đều lấy mức 14 điểm cho tất cả ngành.
ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM năm nay có điểm chuẩn từ 18 đến 29 điểm. Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có điểm chuẩn cao nhất với 29 điểm (chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng) và 28,5 điểm (chuyên ngành Quản trị Logistics và vận tải đa phương thức).
Điểm trúng tuyển 12 ngành của ĐH Thành Đô nằm trong khoảng từ 15 đến 21 điểm. Ngành Dược học lấy 21 điểm. Các ngành còn lại yêu cầu thí sinh đạt từ 15 điểm trở lên.
ĐH Hạ Long công bố điểm trúng tuyển các ngành đào tạo hệ đại học và cao đẳng ngành Giáo dục mầm non. Ngành lấy điểm cao nhất là Giáo dục tiểu học (22 điểm), theo sau đó là Giáo dục mầm non và Ngôn ngữ Trung quốc (21 điểm). Các ngành còn lại, điểm chuẩn dao động từ 15 đến 19 điểm.
ĐH Dược Hà Nội công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy (PT3) và kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 (PT4), kèm theo một số tiêu chí phụ. Điểm chuẩn cùng tiêu chí phụ cho mỗi phương thức được nhà trường nêu như sau:
ĐH Xây dựng Hà Nội có điểm chuẩn từ 16 đến 25,4 điểm. Ba ngành có điểm chuẩn cao nhất trường lần lượt là Công nghệ thông tin (25,4 điểm), Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (25 điểm) và Khoa học Máy tính (24,9 điểm).
ĐH Bách khoa Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn. Năm nay, ngành có mức điểm chuẩn cao nhất xét theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT là Công nghệ thông tin - Kỹ thuật máy tính. Các ngành còn lại dao động từ 23,03 đến 27,25 điểm:
Hội đồng tuyển sinh ĐH Ngoại thương đã họp thống nhất phương án điểm trúng tuyển các mã xét tuyển của trường cho các phương thức xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Trong đó, điểm trúng tuyển các nhóm ngành theo phương thức xét tuyển 4 - phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2022 - tại trụ sở chính Hà Nội và cơ sở II (TP.HCM) tương đối đồng đều và có mức điểm thấp nhất là 27,5 của tổ hợp A00.
Mức điểm trúng tuyển của trường cụ thể như sau:
ĐH An ninh Nhân dân công bố điểm trúng tuyển theo từng địa bàn cho các đối tượng, cụ thể như sau:
Ngoài ra, trường lưu ý cách tính điểm xét tuyển là ĐXT = (M1+M2+M3)*2/5 + BTBCA*3/10*3/5 + KV + ĐT + ĐTh.
Trong đó:
- ĐXT: Điểm xét tuyển.
- M1, M2, M3: Điểm 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào trường CAND.
- BTBCA: Điểm bài thi đánh giá của Bộ Công an tính theo thang điểm 100.
- KV: Điểm ưu tiên khu vực theo quy chế của Bộ GD&ĐT.
- ĐT: Điểm ưu tiên đối tượng theo quy chế của Bộ GD&ĐT.
- ĐTh: Điểm thưởng cho thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bậc THPT, cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia bậc THPT theo quy định của Bộ Công an.
ĐH Y Dược TP.HCM có mức điểm chuẩn thấp nhất là 19,05 ở ngành Hộ sinh. 27,55 là điểm chuẩn ngành Y khoa, cũng là ngành có điểm chuẩn cao nhất. Nếu có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, thí sinh chỉ cần 26,6 điểm là đủ đỗ ngành này. Chi tiết bảng điểm trường dưới đây:
ĐH Kiến trúc TP.HCM công bố điểm chuẩn cho cơ sở chính tại TP.HCM cùng Trung tâm đào tạo cơ sở Cần Thơ và Đà Lạt. Tại cơ sở chính ở TP.HCM, một số ngành lấy điểm chuẩn cao bao gồm Thiết kế đồ họa (25,17 điểm), Thiết kế nội thất (24,59), Thiết kế công nghiệp (24,51). Điểm chuẩn các ngành còn lại dao động từ 15 đến 24,22.
ĐH Thăng Long năm nay lấy điểm chuẩn từ 19 đến 26,8 điểm. Điểm chuẩn cao nhất rơi vào ngành Truyền thông đa phương tiện (26,8 điểm), xếp sau đó là ngành Luật Kinh tế (26,1 điểm) và ngành Marketing (25,75 điểm).
ĐH Ngân hàng TP.HCM công bố điểm trúng tuyển cho 7 ngành đào tạo. Trong đó, Quản trị kinh doanh là ngành lấy mức cao nhất 25,35 điểm, tiếp đến là Kế toán 25,15 điểm. Với các ngành còn lại, điểm chuẩn dao động từ 22,56 đến 25,05 điểm.
Học viện Phụ nữ Việt Nam có điểm chuẩn trong khoảng 15 đến 24 điểm. 2 ngành có điểm chuẩn cao nhất là Truyền thông Đa phương tiện và Quản trị Kinh doanh (khối C00).
Điểm chuẩn Học viện Kỹ thuật Mật mã cao nhất 26,6, ngành Công nghệ thông tin. Điểm chuẩn hai ngành còn lại là An toàn thông tin (25,9) và Kỹ thuật điện tử - viễn thông (25,1). Tại phân hiệu TP.HCM, điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin và An toàn thông tin lần lượt là 25,3 và 24,75 điểm.
Điểm thi THPT 2022
Nam sinh tốt nghiệp điểm cao nhất Bách khoa tự trách vì đỗ đại học
Là người duy nhất trong số 3 anh em trai được đi học đại học, thế nhưng, Dương nhiều lần tự trách vì bản thân mang thêm gánh nặng cho gia đình.
Hơn 11.500 thí sinh tranh suất sớm vào trường Sư phạm
Sáng 11/5, hơn 11.500 thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội để tranh suất vào các trường Sư phạm trên cả nước.
Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024
Cả nước có 1.067.391 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT, nhiều hơn năm 2023 khoảng 43.300 em.
Tỷ lệ chọi vào trường chuyên Hà Nội giảm mạnh, có lớp giảm hơn một nửa
Theo số liệu thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 công lập năm 2024 do Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố, tỷ lệ chọi vào 4 trường THPT chuyên và có lớp chuyên của thành phố giảm mạnh.
IDP lên tiếng vụ cấp 56.200 chứng chỉ IELTS không hợp lệ
Bộ GD&ĐT nói 56.200 chứng chỉ IELTS do IDP cấp không hợp lệ, song đơn vị này khẳng định số chứng chỉ này được 12.000 tổ chức trên toàn thế giới công nhận.