Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đề xuất kết nối cao tốc Long Thành với khu đông TP.HCM

Sở GTVT TP.HCM nhận định trước tình trạng ùn tắc đang diễn ra, việc kết nối đường Long Phước với cao tốc TP.HCM - Long Thành là cần thiết.

Nhằm đồng bộ, phát triển hạ tầng giao thông khu đông thành phố, Sở GTVT đề xuất UBND TP.HCM xem xét việc mở kết nối cao tốc TP.HCM - Long Thành với đường Long Phước (quận 9).

Việc kết nối sẽ làm một chiều từ đường Long Phước qua cao tốc theo hướng vào trung tâm TP.HCM và ngược lại. Sở GTVT đánh giá đây là dự án khả thi, thi công nhanh và chi phí thấp vì khu vực dự kiến mở kết nối chủ yếu đi qua đất nông nghiệp, thuận lợi giải phóng mặt bằng.

ket noi cao toc TP.HCM voi khu dong TP.HCM anh 1

Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: Quỳnh Danh.

Theo quy hoạch, khu vực phường Long Phước được bố trí các Khu Giáo dục - Đào tạo đại học, Trung tâm Thể dục thể thao Quốc phòng 5, Hải đội tàu và Nhà công vụ thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân, Khu Công nghệ cao... Việc di chuyển từ phường Long Phước về trung tâm thành phố theo lộ trình 23 km qua các tuyến đường Long Phước - Long Thuận - Nguyễn Duy Trinh.

Tuy nhiên, hiện trạng các tuyến đường trên có mặt đường nhỏ hẹp, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Do đó, Sở GTVT nhận định việc kết nối đường Long Phước với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là cần thiết.

Việc kết nối 2 trục giao thông này được kỳ vọng rút ngắn khoảng cách xe ra vào trung tâm thành phố, tạo điều kiện người dân đi lại và phát triển kinh tế, xã hội khu đông TP (quận 2, 9 và Thủ Đức).

Trước đó, trong góp ý điều chỉnh quy hoạch và phương án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, UBND TP đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu bổ sung nút giao để kết nối cao tốc với hệ thống giao thông đô thị phía đông thành phố. UBND TP phân công Sở GTVT là cơ quan đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ GTVT để cung cấp thông tin trong quá trình nghiên cứu phương án kết nối.

Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có tổng vốn đầu tư 20.630 tỷ đồng. Dự án đưa vào khai thác giai đoạn 1 từ năm 2015, với chiều dài 55 km, quy mô 4 làn xe. Trong giai đoạn 2, mặt cắt ngang tuyến dự kiến mở rộng lên 8 làn xe và nền đường rộng 42,5 m.

Nghiên cứu cao tốc 18.000 tỷ nối Đồng Nai - Lâm Đồng

Dự án dài 67 km với tổng kinh phí khoảng 18.000 tỷ, là mảnh ghép quan trọng của tuyến cao tốc từ TP.HCM đến Đà Lạt.

Thư Trần

Bạn có thể quan tâm