Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Đệ nhất' mài dao kéo Bình Định ở Sài Gòn

Hàng ngày ông Thanh len lỏi khắp các khu chợ, khu dân cư để tìm khách mài dao kéo. Số tiền kiếm được chẳng đáng là bao nhưng giúp ông sinh sống qua ngày ở đất Sài Gòn.

Ông Võ Văn Thanh (68 tuổi, quê Bình Định) đã làm nghề mài dao kéo hơn 5 năm nay ở Sài Gòn.
Ông Võ Văn Thanh (68 tuổi, quê Bình Định) đã làm nghề mài dao kéo hơn 5 năm nay ở Sài Gòn.
Hàng ngày, ông Thanh đi đến các khu chợ, khu dân cư ở khu vực quận 1,4,8… để mài dao kéo cho những tiểu thương buôn bán, hộ dân cư.
Hàng ngày, ông đi đến các khu chợ, khu dân cư ở khu vực quận 1,4,8… để mài dao kéo cho những tiểu thương buôn bán, hộ dân cư.
Đã có hơn 5 năm làm nghề, nên ông Thanh thường có những mối “ruột” của mình. “Ngày đầu mới làm nghề, tôi thường dạo xung quanh các khu chợ để tìm khách hàng. Lâu dần, người ta quen với mình nên chỉ tin tưởng để mình làm dao kéo”. Ông Thanh chia sẻ về nghề.
Đã có hơn 5 năm làm nghề, nên ông Thanh thường có những mối “ruột” của mình. “Ngày đầu mới làm nghề, tôi thường dạo xung quanh các khu chợ để tìm khách hàng. Lâu dần, người ta quen với mình nên chỉ tin tưởng để mình làm dao kéo”, ông chia sẻ.
Ông Thanh vốn là một người thợ làm rèn, nhưng vì ở quê khó kiếm sống nên ông vào Sài Gòn đi mài dao kéo dạo.
Vốn là một người thợ làm rèn, nhưng vì ở quê khó kiếm sống nên ông phải bôn ba vào Sài Gòn. Chị em ở các chợ quen thuộc thường đùa ông là 'Đệ nhất' mài dao kéo, ông chỉ cười.
Đây được xem như nghề gia truyền của gia đình, người con trai của ông Thanh cũng theo cha đi khắp Sài Gòn để làm nghề.
Đây được xem như nghề gia truyền của gia đình, người con trai của ông Thanh cũng theo cha đi khắp Sài Gòn để làm nghề.
Mỗi ngày, ông Thanh đi làm từ 7h sáng đến 6h chiều mới về tới nhà. Tuy nhiên, nhiều hôm khách đưa dao kéo nhiều thì ông phải tranh thủ làm cả ban đêm.
Hàng ngày người đàn ông ngấp nghé tuổi 70 đi làm từ 7h sáng đến 18h chiều mới về tới nhà. Tuy nhiên, nhiều hôm khách đưa dao kéo nhiều thì ông phải tranh thủ làm cả ban đêm.
Đồ nghề của một thợ mài dao kéo cũng khá đơn giản. Ngoài chiếc xe máy cà tàng để di chuyển, họ chỉ cần thêm bộ máy mài, mấy hòn đá là có thể làm nghề tốt. “Làm nghề này quan trọng là bộ mài dao, nếu tốt thì mài dao kéo sẽ sắc ngọt”. Ông Thanh cho biết.
Đồ nghề của một thợ mài dao kéo cũng khá đơn giản. Ngoài chiếc xe máy cà tàng để di chuyển chỉ cần thêm bộ máy mài, mấy hòn đá là có thể làm tốt. “Làm nghề này quan trọng là bộ mài dao, nếu tốt thì mài dao kéo sẽ sắc ngọt”, ông nói.
Những người thợ mài dao kéo thường tập trung vào khu chợ đông đúc. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có “mối” riêng cho mình nên không sợ cảnh tranh giành khách của nhau.
Những người thợ mài dao kéo thường tập trung vào khu chợ đông đúc. Tuy nhiên, mỗi người lại có mối riêng của mình nên họ không bao giờ tranh giành khách của nhau.
Mỗi ngày, ông Thanh kiếm được khoảng 200.000 đồng từ nghề mài dao kéo dạo. Số tiền ấy, ông gửi về cho vợ mua thuốc chữa bệnh ở quê.

Mỗi ngày, ông Thanh kiếm được khoảng 200.000 đồng. Trừ chi phí xăng xe, khấu hao máy móc, ăn uống còn lại khoảng 150.000 đồng. Số tiền dành dụm được ông gửi về cho vợ mua thuốc chữa bệnh ở quê.
Xem thêm: Nhọc nhằn mưu sinh trong đêm mưa ở Sài Gòn

Sống nơi đất khách, quê người, ông Thanh chỉ có mong muốn đừng ốm đau để làm nghề kiếm tiền. Số tiền ấy dành dụm để về quê sống tuổi già.

Sống nơi đất khách, quê người, ông Thanh chỉ có mong muốn không bị ốm đau để có sức khỏe làm việc, sau này không còn sức kiếm sống có chút tiền nghỉ ngơi.
Xem thêm: Tiệm sửa ghế di động của ông Tuấn 'trọc' ở Sài Gòn

Nguyễn Quang

Bạn có thể quan tâm